Học viện phong thủy Minh Việt cho rằng Âm Dương Ngũ Hành là một trong những học thuyết xuất sắc nhất của phương Đông cổ xưa. Học thuyết này được sử dụng để giải thích nhiều vấn đề phức tạp của tự nhiên và xã hội. Hiện nay, Âm Dương Ngũ Hành đã được sửa đổi để phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại, tuy nhiên giá trị của nó không thể bỏ qua.
Âm Dương Ngũ Hành là gì?
Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại và được lưu truyền qua nhiều thế kỷ. Thuyết này cho rằng mọi vật chất trong vũ trụ đều có hai dạng năng lượng là Âm và Dương. Âm khí thể hiện cho năng lượng lạnh, sự ảm đạm, buồn bã và yếu đuối trong khi Dương khí thể hiện cho năng lượng nóng, sự nhiệt tình, hân hoan, phấn chấn và mạnh mẽ.
Sự tương tác giữa hai dạng năng lượng này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trạng thái cân bằng của vũ trụ ở hầu hết các khía cạnh trong cuộc sống. Thuyết Âm Dương Ngũ Hành được tìm thấy lần đầu trong sách “Quốc ngữ” và là một phần quan trọng của văn hóa Trung Hoa.

Thuyết âm dương
Căn cứ nhận xét lâu đời về giới thiệu tự nhiên, người xưa đã nhận xét thấy sự biến hoá không ngừng của sự vật (thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài).Người ta còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau.Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và quy luật của sự biến hoá đó, người xưa đặt ra “thuyết âm dương”. Âm dương không phải là thứ vật chất cụ thể nào mà thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hoá và phát triển của sự vật.Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương. Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.Từ cái lớn như trời, đất, mặt trời, mặt trăng, đến cái nhỏ như con sâu, con bọ, cây cỏ, đều được quy vào âm dương. Ví dụ về thiên nhiên thuộc dương ta có thể kể: Mặt trời, ban ngày, mùa xuân, hè, đông, nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng. Thuộc âm ta có: Mặt trăng, ban đêm, thu, đông, tây, bắc, phía dưới, phía trong, lạnh nước, tối. Trong con người, dương là mé ngoài, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí, vệ; Âm là mé trong, trước ngực và bụng, phần dưới ngũ tạng, huyết, vinh. Âm dương tuy bao hàm ý nghĩa đối lập mâu thuẫn nhưng còn bao hàm cả ý nghĩa nguồn gốc ở nhau mà ra, hỗ trợ, chế ước nhau mà tồn tại. Trong âm có mầm mống của dương, trong dương lại có mầm mống của âm.
Đặc trưng của Ngũ Hành
Trong phong thủy Ngũ Hành, các thuộc tính Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ được sử dụng để miêu tả tính chất và nguyên lý năng lượng của mọi vật trong vũ trụ. Những thuộc tính này giúp lý giải sự tương tác và cân bằng năng lượng giữa các vật, và được coi là quy luật Ngũ Hành. Vì vậy, mỗi vật đều được gắn liền với các thuộc tính này, và sự tương tác giữa chúng được giải thích theo nguyên tắc của Ngũ Hành. Sự hoạt động của Ngũ Hành được miêu tả bằng các quy luật ngũ hành, chúng bao gồm những quy luật sau:
Quy luật Ngũ Hành tương sinh
Quy luật ngũ hành tương sinh trong ngũ hành dùng để chỉ mối quan hệ hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, quy luật ngũ hành tương sinh này được khái quát: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Mỗi một Hành đều có quan hệ với 2 hành khác, chúng xoay vòng lặp lại tạo thành một vòng tròn khép kín. Mối quan hệ hai chiều tương hỗ được diễn tả: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh. Sự hỗ trợ lẫn nhau rất dễ giải thích như sự vận động trong cuộc sống. Chẳng hạn Thủy sinh Mộc vì nước sẽ giúp cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa vì gỗ là nguyên liệu để tạo ra lửa. Và các mối quan hệ khác cũng được diễn giải tương tự.

Quy luật Ngũ Hành tương khắc
Song song với tương sinh thì vẫn luôn tồn tại một quy luật Ngũ Hành tương khắc, sự ra đời của Ngũ Hành tương khắc nhằm giữ thế cân bằng với mối quan hệ tương sinh. Tương khắc trong Âm Dương Ngũ Hành chỉ mối quan hệ khắc chế lẫn nhau, cụ thể như sau: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim…Tương tự mối quan hệ tương sinh, để lý giải cho sự tương khắc là mỗi một hành đều có quan hệ khắc chế: Cái-Nó-Khắc và Cái-Khắc-Nó. Được lý giải theo lẽ tự nhiên. Ví dụ Thủy khắc Hỏa vì nước sẽ dập tắt lửa. Hỏa khắc Kim vì lửa có thể nung chảy kim loại, Mộc khắc Kim vì Kim có thể dùng để đốn hạ mộc.
Quy luật Ngũ Hành chế hoá
Quy luật được hiểu là quy luật hoạt động của cơ chế tương sinh và tương khắc trong một thể thống nhất, qua đó vẫn đảm bảo duy trì được sự cân bằng. Lấy ví dụ cho ba Hành: Hỏa, Kim, Thủy. Vòng tròn tương sinh, tương khắc tương tác qua lại giữa 3 Hành là Hỏa khắc Kim, Kim sinh Thủy, Thủy khắc Hỏa. Quy luật chế hóa sẽ được diễn giải như sau: Hỏa khắc Kim nhưng nếu khắc nhiều quá, Kim sẽ sinh Thủy và Thủy sẽ khắc chế lại Hỏa. Từ đó tạo ra sự cân bằng giữa các Hành nhằm duy trì sự ổn định của vạn vật.
Quy Luật Ngũ Hành phản sinh
Để diễn giải quy luật ngũ hành phản sinh trong Âm Dương Ngũ Hành, có thể diễn giải từ những điều trong cuộc sống bằng 2 Hành là Thổ và Kim. Thổ sinh Kim nhưng nếu Thổ quá nhiều thì sẽ vùi lấp luôn cả Kim do đó những sự tương sinh hay tương khắc đều có sự giới hạn của nó.
Ngũ hành phản khắc
Ngũ hành phản khắc được diễn giải như hành Kim và Mộc ta biết được Mộc khắc Kim tuy vậy nếu Mộc quá nhiều thì sẽ làm hư hại Kim. Dễ hiểu hơn là nếu lấy con dao chặt cây mà quá nhiều cây thì con dao sẽ bị hư và không còn sắc bén nữa.

Ứng dụng của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành
Một trong những ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ Hành là phong thủy và được giải thích theo khoa học theo đó, quy luật vận động năng lượng của sự sống xoay quanh 5 Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tuyên nhiên việc áp dụng thuyết Âm Dương vào cuộc sống cần phải linh hoạt và tinh tế. Thuyết Âm Dương Ngũ Hành đã đánh dấu một bước tiến mới trong tư duy và nhận thức của con người, đặc biệt là trong khoa học phương Đông, nơi mà các khái niệm về thượng đế và quỷ thần vẫn còn tồn tại và chưa được giải thích rõ ràng. Do đó, để hiểu sâu hơn về học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, chúng ta cần có cơ sở khoa học để giải thích màu sắc của triết học phương Đông.
Hiện nay, thuyết Âm Dương Ngũ Hành đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam. Việc áp dụng tốt thuyết Âm Dương Ngũ Hành trong các hoạt động cuộc sống như xây dựng nhà cửa, tổ chức đám cưới, hay thực hiện các giao dịch thương mại mang lại những kết quả tích cực cho cuộc sống của mọi người.
Từ những kiến thức cơ bản về Âm Dương Ngũ Hành, chúng ta có thể thấy rằng vạn vật đều được điều chỉnh bởi ngũ hành này. Sự tương sinh và tương khắc luôn hiện diện song song nhằm giữ cho sự cân bằng trong vũ trụ. Tuy nhiên, khi áp dụng kiến thức này, chúng ta cần phải linh hoạt và điều chỉnh một cách hợp lý để tránh những tác dụng phản lại.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về mệnh thủy trong ngũ hành
___________________________________________
Hiện tại, Học Viện Phong Thủy Minh Việt tuyển sinh liên tục các khóa học:
▪️ Kinh Dịch
▪️ Phong Thủy Nhà ở, Phong thuỷ Âm trạch
▪️ Bát Tự
▪️ Thần Số học
Ứng Dụng Vật Phẩm Phong Thủy Cải Biến Vận Mệnh
▪️ Chuyên gia Phong Thủy, Đào tạo hành Nghề Phong Thủy Cấp Tốc
▪️ Và các khóa học theo yêu cầu, tư vấn phong thủy cho cá nhân, doanh nghiệp…
—
Master Nguyễn Tuấn Cường
Thành viên Ban Lãnh Đạo của Viện Nghiên cứu những bí ẩn Vũ trụ và Văn hóa phương Đông.
Cố vấn phong thủy cho các thành viên cấp cao:
▪️ Trung Ương Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam
▪️ Viện Ứng Dụng Sức Khỏe Bách Niên Trường Thọ Richs Việt Nam
▪️ Tổ Chức Niên Lịch và Thành Tựu Việt Nam
▪️ Tổ Chức Kỷ Lục Người Việt Toàn Cầu
Sáng lập và điều hành Học Viện Phong Thủy Minh Việt (Học Viện Phong Thủy Nam Việt cũ)
—
Hotline: 0973 065 391
Website: https://phongthuyminhviet.com/
Youtube: https://www.youtube.com/hocvienphongthuyminhviet