Tứ tượng trong Phong thuỷ học đều được biết đến với câu phú: Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, Tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ
Dịch xuôi có nghĩa: Trái là Thanh Long, phải Bạch Hổ, trước Chu tước, phía sau là Huyền Vũ – tương ứng với hình ảnh của Tứ Tượng: Thanh long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ. Tứ tượng này cũng xuất hiện rất nhiều trong các câu chuyện cổ về linh vật trong truyền thuyết, nhưng suy cho cùng thì ý nghĩa của chúng là gì? Học Viện Phong thuỷ Minh Việt chúng tôi xin giới thiệu đến Quý anh chị: Ý nghĩa của Tứ tượng trong Phong thuỷ như sau:
1. Tả Thanh Long
Thanh Long vốn là tượng của bảy ngôi sao phương đông gồm Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm
Trong “Lễ kỷ – Khúc lễ thương” có viết: “trái Thanh Long mà phải Bạch Hổ”, khái niệm Thanh Long ở đây chỉ về cánh quân bên trái trong trận địa. Các nhà địa lý đã dùng khái niệm này để chỉ núi phía bên trái huyệt mộ. Quách Phác trong “Tăng kinh” có viết rằng: “Bên trái huyệt mộ là Thanh Long”. Thanh Long cũng dùng để chỉ dòng nước ở phía bên trái dương trạch. Trong “Dương trạch thư có viết: “Đến trái nhà ở có dòng nước gọi là Thanh Long”.
Các chuyên gia phong thuỷ nhận định rằng: núi Thanh Long nên vươn dài mạch lạc, uốn lượn mềm mại, thể núi phải cao hơn Bạch Hổ, đối ứng với Bạch Hổ bên phải, phải trái bao bọc, ôm lấy minh đường. Quách Phác trong Tăng kinh” viết rằng: “Thanh Long uốn lượn” tức núi Thanh Long phải uốn khúc bao bọc, có thể che chắn, ở núi là uốn lượn, ở người là uyển chuyển, ngu ý Thanh Long che chở minh đường, như vợ hiền trợ giúp cho chồng, xinh đẹp mềm mại, dịu dàng ôn hoà, như thuần phục tùng.
Bởi vậy nên phần chú giải có viết rằng: “núi bên tả dịu dàng, rộng rãi, bao bọc, như tình ý uyển chuyển nhu thuận. Nếu như ngang ngược quật cường, cao vút mà cứng cỏi, khi không thể gọi là uốn lượn”.
Nếu bên trái huyệt không có Thanh Long, là tượng “tả hữu trống không”, là đất thập tiên, nếu chọn vào đất này, chủ người nhà bất lợi, goá bụa đơn chiếc, thiếu ăn thiếu mặc. Nếu Thanh Long mà không có thể bao bọc châu về, tựa như bay đi mất, cũng là nơi xấu. Đối với dương trạch, nếu mặt phía đông bị khuyết, lõm, thì phong thuỷ học gọi đó là thế “Thanh Long khai khẩu”, là cát địa giàu phúc lộc, xây nhà tại đó, sẽ hưng vượng về người và của, có nhiều chuyện vui.
Một vị cao tăng đời Thanh là Triệt Oanh hoà thương trong “Đại lý trực chỉ nguyên chân – Thẩm sa luận” có viết rằng: “Nếu phía đầu Thanh Long có núi, sông chạy đến, cần phải thuận theo chỗ Thanh Long chuyển mình kết huyết, nhất định sa Thanh Long sinh ra đến mình đường trước, cần lập huyệt hướng vương hoặc hướng mộ, đại khái Thanh Long chính là sa thuận theo thuỷ, nếu nghịch long gặp phải, sẽ làm tiến thần”. Trong “Tàng thư có viết: “Nghich long nếu gặp sa thuận thuỷ, là nhà phủ quý lâu bên”.
2. Hữu Bạch hổ
Bạch Hồ vốn là tượng của bảy ngôi sao phương tây là Khuê, Lâu, Vi, Ngang, Tất, Sâm, Chuỷ.
Trong “Lễ ký – Khúc lễ thượng” có viết: “Đi phía trước là Chu Tước, phía sau là Huyền Vũ, trái Thanh Long mà phải Bạch Hổ”. Còn viết rằng: “Nam trước Bắc sau, Đông trái Tây phải, là Chu Tước, Huyền Vũ, Thanh Long, Bạch Hổ, tức tên gọi của các chòm sao tại bốn phương”.
Phong thuỷ học dùng khái niệm Bạch Hồ để chỉ hình núi ở bên phải huyệt. Quách Phác trong “Tăng kinh” viết rằng: “Kinh có viết, đất có bốn hình thế, khi đo theo tâm phương, bên trái mộ huyệt là Thanh Long, bên phải là Bạch Hồ… Bạch Hồ cũng dùng để chỉ con đường lớn phía bên phải của dương trạch. Trong “Dương trạch thư có viết rằng: “Phàm là nhà ở, phía bên phải có con đường chạy dài gọi là Bạch Hổ.
Phong thuỷ học nhận định rằng, Bạch Hổ cần nằm thấp và phủ phục, hình thể phải nhu thuận hơn Thanh Long, hô ứng với Thanh Long, tạo nên thế trái vòng phải ôm, bao bọc lấy sinh khí của minh đường.
Có thể hiểu đơn giản Bạch Hổ cần phải bảo vệ và chầu về minh chủ, trung thành thuần phục để trợ uy, chứ ko được hung hãn, ngang ngược, nếu không sẽ gây bất lợi cho chủ nhà. Nếu thiếu khuyết hoặc sạt lở là không có khả năng bảo vệ.
3. Tiền Chu tước
Chu Tước tức tượng của chòm sao phía nam gồm bảy ngôi Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương Dực, Chấn, còn được gọi là Chu Điều.
Chu trong Chu Tước có nghĩa là màu đỏ, tức hành Hoả, là tượng ngũ hành của phương nam, nên mới có tên Chu Tước. Các chuyên gia địa lý dùng khái niệm này để chỉ về hình thế núi, ông phía trước huyệt mộ. Quách Phác trong “Tăng kinh” có viết: “phía trước huyết mộ là Chu Tước, phía sau là Huyền Vũ”.
Chu tước cũng được dùng để chỉ địa hình phía trước dương trạch. Trong “Tam phụ hoàng đồ – Tam: Hán cung” có viết: “Thanh long, Bạch Hồ, Chu Tước, Huyền Vũ là tứ linh trên trời, dùng để sửa chính bốn phương, bậc vua chúa xây dựng cung điện đài các đều căn cứ vào đây”.
Các chuyên gia phong thuỷ học nhận định rằng, nếu Chu Tước là núi, cần phải ngay ngắn, nhô cao, hoạt bát thanh tú, chầu bài hữu tình như trong thế nhảy múa. Bởi vậy trong “Tảng kinh” có viết: “Chu Tước tung bay,… Chu Tước không mùa sẽ bay đi mất”, chú rằng: “Núi phía trước vứt cao ngay ngắn, hoạt bát thanh tử, châu bái hữu tình”; Lai viết: “Núi phía trước quay lưng vô tỉnh, trên ngay dưới lệch, theo nước mà đi, không chịu ôm vòng châu huyết, tựa như bay lên mà đi mất
Chu Tước nếu là sông ngòi – thuỷ tương ứng với sinh khí trong đất, bởi vậy cũng nên uốn khúc ôm vòng, như trăm quan chầu về vua. Nếu như xiên chéo chảy gấp thì là tượng hung. Do vị trí ở phía trước, nên gọi là Chu Tước. Nếu là đàm hồ ao chuôm, trong trẻo sạch sẽ là tốt. Nếu là sông ngòi khe suối, nên uốn lượn là hữu tình. Thuỷ tốt đẹp, là dòng nước đặc biệt đến trước huyệt, cực cát. Nhưng nếu chảy xiết xúc đến, tuôn áo ảo phần nộ, lại là hung. Bởi vậy nên dòng chảy đến cần phải uốn lượn vòng quanh, sâu mà từ tồn mới là hợp phép”.
4. Hậu Huyền Vũ
Huyền Vũ vốn là tượng của chòm sao phía bắc gồm bảy ngôi Đầu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích. Huyền Vũ là thần Thái âm phương Bắc, với hình tượng rắn và rùa hợp thể. Do ở phương bắc nên được gọi là “huyền” (màu đen, màu của hành Thuỷ phương Bắc), trên mình có vẩy, nên được gọi là Vũ
Phong thuỷ học dùng khái niệm Huyền Vũ để chỉ núi phía sau huyệt mộ. Huyền Vũ cũng được dùng để chỉ núi nhỏ phía sau nhà ở dương trạch. “Phàm là nhà ở, sau nhà có núi được gọi là Huyền Vũ”, Các chuyên gia phong thuỷ nhận định rằng, núi Huyền Vũ nên cúi đầu phủ phục, thế núi nên dốc dần xuống huyết mộ, như nghênh đón huyệt mộ. Quách Phác trong “Táng kinh”, viết: “Huyền Vũ cúi đầu”, chủ thích rằng: “cúi đầu, nghĩa là từ ngọn chủ phong dần dần thấp xuống, như chấp nhận cho chôn cất tại đó, nơi đặt huyệt, nước đồ không chảy đi, đặt ngồi được vững, là hợp với cách cục cúi đầu. Nếu nước mà chảy nghiêng, đứng không vững chân, là đất dốc.
Thực chất, yêu cầu của phong thuỷ học đối với Huyền Vũ cũng tương tự như đối với Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, nghĩa là phải phủ phục chầu về, bao bọc hữu tình. “Phía sau có chân long đến, làm huyệt hữu tình, trong tư thế hàng phục, mới được coi là Huyền Vũ cúi đầu. Nếu như ngang cao đầu nhìn ra phía khác là tượng vô tính, đây là đất hùng. Nếu như không có núi Huyền Vũ, tức là sau trước xuyên phong, không thể tụ khí, là đất bần tiện”.
Với phong thuỷ âm trạch hay dương trạch, việc thiết kế nhà, huyệt mộ yêu cầu ngoài loan đầu lý khí thì còn yêu cầu vô cùng chặt chẽ về 4 yếu tố Thanh Long, Bạch Hổ, Chu tước, Huyền Vũ. Căn nhà của Quý anh chị có được thế bao bọc từ chúng không?
___________________________________________
Hiện tại, Học Viện Phong Thủy Minh Việt tuyển sinh liên tục các khóa học:
▪️ Kinh Dịch
▪️ Phong Thủy Nhà Cửa, Phong Thủy Âm Trạch
▪️ Kỳ Môn Độn Giáp
▪️ Bát Tự
▪️ Nhân Tướng học
▪️ Thần Số học
▪️ Xem ngày Tốt Xấu
Ứng Dụng Vật Phẩm Phong Thủy Cải Biến Vận Mệnh
▪️ Chuyên gia Phong Thủy, Đào tạo hành Nghề Phong Thủy Cấp Tốc
▪️ Và các khóa học theo yêu cầu, tư vấn phong thủy cho cá nhân, doanh nghiệp…
—
Master Nguyễn Tuấn Cường
Thành viên Ban Lãnh Đạo của Viện Nghiên cứu những bí ẩn Vũ trụ và Văn hóa phương Đông.
Cố vấn phong thủy cho các thành viên cấp cao:
▪️ Trung Ương Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam
▪️ Viện Ứng Dụng Sức Khỏe Bách Niên Trường Thọ Richs Việt Nam
▪️ Tổ Chức Niên Lịch và Thành Tựu Việt Nam
▪️ Tổ Chức Kỷ Lục Người Việt Toàn Cầu
Sáng lập và điều hành Học Viện Phong Thủy Minh Việt (Học Viện Phong Thủy Nam Việt cũ)
—
Hotline: 0973 065 391
Website: https://phongthuyminhviet.com/
Youtube: https://www.youtube.com/hocvienphongthuyminhviet
Tiktok: https://www.tiktok.com/@mastertuancuong/