Tiếp tục luận bàn về quá trình Tầm long điểm huyệt, lựa chọn nơi để táng mộ phần, Học viện Phong thuỷ Minh Việt chúng tôi xin gửi đến Quý anh chị và độc giả về thuật tầm long. Nhưng làm thế nào để tìm được long huyệt, tống long, huyệt bàng, huyệt chính hay các tổ sơ, thái sơn, …
Tìm hiểu về sinh khí
Sinh khí của thiên địa bao gồm 2 yếu tố là âm và dương, cùng kết hợp với các yếu tố của Ngũ hành: Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ, chúng hỗ trợ, nương tựa, tác động lẫn nhau, đồng thời vận hành theo quy luật tương sinh tương khắc: Sinh khí biến hoá, di chuyển, vận động và thay đổi chính trong lòng đất – nơi phát sinh ra muôn vật.
Các nhà phong thủy quan niệm rằng: sinh khí không phải chỉ tồn tại và vận hành trong lòng đất, mà dĩ nhiên cũng tồn tại trong bản thân mỗi con người. Con người cũng như hết thảy mọi vật đều do sinh khí cấu tạo thành – bao gồm hai dòng khí Âm dương và cả ngũ hành.
Nhà phong thuỷ nổi tiếng đời Minh là Tưởng Bình Giai, khi bàn về “sự vận động thần diệu của khí” trong sách Thủy song kinh có viết: “Cái đầu tiên duy nhất chỉ là khí, tiếp ngay sau đó là nước. Không có gì xuất hiện trong nước, trong nước có những hạt cặn đục lắng đọng lại thành ra sông núi”.
Tưởng Bình Giai quan niệm sinh khí không những tạo ra diện mạo của sông, núi, cảnh quan môi trường xung quanh con người, mà còn tạo ra chính bản thân con người, thậm chí sinh khí còn được duy trì bảo lưu ngay sau cả khi con người đã chết.
Tưởng Bình Giai nói: “Sinh khí kết tinh trong cơ thể của cha mẹ dưới hình thức nước, nó được di truyền cho con cháu. Do vậy mà con cháu thụ hưởng được sinh khí của cha mẹ”. Ông còn nói tiếp: “Khi con người sống, khí ngưng tụ, kết tinh ở trong xương, khi chết đi thì chỉ có khí được giữ cùng với xương”, “vì vậy việc mai táng là để cho sinh khí tiếp tục trở lại với hài cốt”.
Quách Phác đời Tấn và Tưởng Bình Giai thời Minh đều khẳng định như vậy. Nhưng mai táng như thế nào để tích tụ được sinh khí, đưa sinh khí trở về với hài cốt. Đây chính là chức năng và bí quyết của các nhà phong thuỷ.
Thuyết phong thuỷ cho rằng, muốn đưa sinh khí trở về với hài cốt, muốn sinh khí được bảo lưu, được tích tụ và duy trì được lâu dài thì phải biết chọn đất mai táng (âm trạch), nơi có nhiều sinh khí.
Có cách nào nhận biết đất có sinh khí?
Có nhiều thủ pháp chuyên môn, có những bí quyết nhà nghề phức tạp và thần bí, tựu trung lại có mấy phương pháp sau đây:
Xác định Long mạch (dòng khí long huyệt – hay còn được coi là khí)
Học thuyết Phong thuỷ đã chứng minh được rằng Dòng sinh khí vận hành trong lòng đất, lúc trồi lúc sụt. Khi sụt sẽ tạo ra thuỷ – đầm nước rộng hoặc khu đất trũng sâu, khi trồi sẽ tạo ra núi, nhô cao lên khỏi mặt đất. Vì vậy cần phải xem tổ sơn ở đâu, núi đi đâu và khi nào dừng lại để kết huyệt. Nơi Long huyệt tụ lại thì có địa thế khá bằng phẳng, đất đai tươi tốt, có dòng nước uốn quanh, huyệt tích luồng sinh khí, tức là sinh ra long mạch. Trong nghề gọi là nơi cát địa, phúc địa. Dù cho làm nhà hay đặt mộ thì người tại đây đều được phúc khí của thiên địa.
Núi chạy từ xa đến gọi là thế, núi dừng lại gọi là hình. Núi thế bao quát, hình thì lại cụ thể, rõ ràng. Tìm được thế cao xa thì nơi huyệt tụ càng vững chắc, cát địa nơi này sẽ mang lại phúc lộc lâu dài cho con cháu nhiều đời sau.
Để tìm được nơi cát địa, cần theo dõi cả yếu tố liên quan đến Tứ Thú – Tứ Tượng:
Trước sau, trái phải đều cần có núi án ngữ, tương ứng với tả Thanh Long, hữu Bạch hổ, tiền Chu tước, hậu Huyền vũ, lại cần có 2 bên long hổ có cánh tay tạo thành vòng che chắn, để tránh ác sát như phong, để nơi huyệt tụ khí được tại Minh đường. Còn xét đến Án sơn, là ngọn núi nhỏ phía trước mặt huyệt chầu về.
Khi sát sa thấy có đủ hình thế tứ linh (long, lân, quy, phượng- bốn con giống theo thần thoại) thì huyệt đất đó có đủ điều kiện để tích tụ sinh khí, tức là có long mạch, kết huyệt.
Quan thuỷ
Đây là một yếu tố quan trọng thứ 2 trong Phong thuỷ âm trạch. Trong các sách cổ và cả Táng thư lưu truyền lại thì “đắc Thuỷ” mới là yếu tố mấu chốt để tạo ra linh khí cho mộ huyệt.
Khí của cha mẹ là nước, bản thể con người ta là nước, hành thuỷ. Nơi nào có sinh khí thì nơi ấy có sự sinh sôi nảy nở. Nước là cái hữu hình trong khi khí là vô hình, chỉ có thể cảm nhận bằng giác quan thứ 6. Nhưng điều đặc biệt là nơi nào có nước thì nơi đó lại có sinh khí.
Các Phong thuỷ sư khi tìm Huyệt mộ sẽ nương theo những dòng sông, suối, ao hồ lớn. Những nơi có dòng sông sâu dài chính là khí vượng, nếu là sông ngắn, chảy mạnh siết hoặc ao tù thì là nơi đất kém, phúc lộc ít.
Thuỷ cần chảy quanh co uống khúc, vòng quanh ôm lấy mộ/nhà, nước chảy thong dong, du dương, mềm lại. Nếu dòng chảy mà xối thẳng vào vùng đất như tên bắn thì người táng mộ ở đây sẽ có con cháu dính đến đao thương, chết bất đắc kỳ tử.
Sau khi tìm được khu huyệt trường và minh đường, thuỷ khẩu, Phong thuỷ sư sẽ cần đi khảo nghiệm kỹ trong khi đất đó, nơi nào là nơi kết huyệt. Việc này nếu với người có dưới 10 năm kinh nghiệm thì thật sự rất khó. Dòng khí vô hình nên không thể sử dụng mắt trần để thấy. Vì vậy, tục ngữ mới có câu: “Ba năm tầm long, mười năm điểm huyệt”.
Đất điểm huyệt có khi chỉ là mấy thước, có khi cũng có thể là mấy dặm. Địa điểm đó phải là nơi tích tụ được sinh khí, không hề làm cho sinh khí tiêu tán, đồng thời không ngừng hấp thụ được nguồn sinh khí của tự nhiên, của “đất mẹ”, thường xuyên tiềm ẩn và vận hành trong lòng đất.
Khoảng đất bằng phẳng rộng rãi bao bọc xung quanh huyệt mộ gọi là Minh đường.
Tiểu minh đường là quãng đất hẹp kề ngay trước huyệt mộ.
Trung minh đường (nội minh đường) là khoảng không ở phía trong các núi.
Thanh Long, Bạch hổ.
Đại minh đường (ngoại minh đường) ở phía ngoài án sơn.
Minh đường và hình thế của núi có quan hệ mật thiết, cần đạt được tỷ lệ thích hợp. Mạch núi từ xa đến thì minh đường rộng; Mạch núi ở gần thì minh đường hẹp. Nếu minh đường quá khoáng đãng thì sinh khí dễ phát tán. Nếu minh đường quá chật hẹp thì phúc lộc khó bền lâu.
Trong việc xác định huyệt mộ (âm trạch) và đất nền xây nhà (dương trạch), thuật phong thuỷ còn có nhiều bí quyết để cấm kỵ hoặc yêu cầu gắt gao
Khi ứng dụng thủ pháp chuyên môn để khảo sát, các thầy Phong thuỷ có thể phát hiện và tinh chỉnh những khu đất có năng lượng tốt, đo lường xem chúng tốt cho người dương hay cho người âm, nơi xây dựng công trình kiến trúc nhà ở, thành phố thị trấn hay sẽ dùng để làm nơi táng mộ.
Đến đây một câu hỏi nữa được đặt ra là tại sao việc chọn đất có sinh khí để mai táng tổ tiên lại có thể đem phúc lộc cho con cháu, tức là “táng tiên” lại có thể “ấm hậu”.
Trong trước tác “Táng thư”, Quách Phác đã nêu luận điểm: “Khí cảm như ứng, quỷ phúc cập nhân”, có nghĩa là những vật đồng chất với nhau có quan hệ cảm ứng lẫn nhau.
Quỷ mà Quách Phác viết trong “Táng thư” là cha mẹ hoặc tổ tiên sau khi đã chết (theo cổ tự quỷ có nghĩa là quy, là về, là chết). Thuyết phong thuỷ quan niệm chết là về với đất, về với “đại mẫu” để chuẩn bị cho giai đoạn tái sinh kiếp sau.
Ở đây “quỷ” chính là tổ tiên, là cha mẹ đã chết, con “nhân” là những con cháu đang sống, là di thể của cha mẹ để lại. Không phải chữ Quỷ trong Ma quỷ mà con người thường dùng – đại diện cho những âm hồn xấu xa độc ác.
Vì vậy, tổ tiên, cha mẹ và hậu duệ con cháu là đồng khí, là một chất, chúng có quan hệ cảm ứng với nhau bằng chính dòng máu chủa mình. Cho nên “quỷ phúc cập nhân” nghĩa là tổ tiên mang lại phúc ấm cho con cháu.
Trong sách “Táng thư”, Quách Phác còn giải thích thêm: “Thi dĩ đồng sơn tây băng, linh chung đồng ứng, mộc hoa vu xuân, lật nha vi thất”. Nghĩa là “mỏ đồng ở phía tây bị sụt lở thì chuông thiêng ở phía đông cũng ứng theo (chuông tự kêu). Mùa xuân cây lật nở hoa thì quả lật ở trong phòng cũng nẩy chồi”. Đó là sự cảm ứng của vạn vật với thiên nhiên xung quanh.
Như vậy, ý của Quách Phác nói: Chuông đồng và mỏ đồng cùng một khí chất, cây lật và quả lật cùng một khí chất, mặc dầu chúng để ở nơi cách biệt nhau, nhưng vẫn có quan hệ cảm ứng theo lẽ tự nhiên của tạo hoá. Vì thế tổ tiên, cha mẹ tuy đã chết, nhưng vẫn có thể phù hộ cho con cháu, hậu duệ của mình bằng cảm ứng.
Từ hơn 4000 năm trước, con người đã biết tìm huyệt đại cát địa để mai táng tiên tổ, cha mẹ hoặc tìm nhà ở để có tác động tốt tới cuộc sống của con người trong tương lai, hình thành nên văn hoá Phương đông với bộ môn Kham Địa dư – Thuật Phong Thuỷ.
Học viện Phong thuỷ Minh Việt xin có lời cảm ơn Quý anh chị đã theo dõi hành trình tầm long điểm huyệt của chúng tôi hôm nay.
Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc gì, vui lòng để lại số điện thoại hoặc nhắn tin trực tiếp vào phần tin nhắn.
___________________________________________
Hiện tại, Học Viện Phong Thủy Minh Việt tuyển sinh liên tục các khóa học:
▪️ Kinh Dịch
▪️ Phong Thủy Nhà ở, Phong thuỷ Âm trạch
▪️ Kỳ Môn Độn Giáp
▪️ Bát Tự
▪️ Nhân Tướng học
▪️ Thần Số học
▪️ Xem ngày Tốt Xấu
Ứng Dụng Vật Phẩm Phong Thủy Cải Biến Vận Mệnh
▪️ Chuyên gia Phong Thủy, Đào tạo hành Nghề Phong Thủy Cấp Tốc
▪️ Và các khóa học theo yêu cầu, tư vấn phong thủy cho cá nhân, doanh nghiệp…
—
Master Nguyễn Tuấn Cường
Thành viên Ban Lãnh Đạo của Viện Nghiên cứu những bí ẩn Vũ trụ và Văn hóa phương Đông.
Cố vấn phong thủy cho các thành viên cấp cao:
▪️ Trung Ương Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam
▪️ Viện Ứng Dụng Sức Khỏe Bách Niên Trường Thọ Richs Việt Nam
▪️ Tổ Chức Niên Lịch và Thành Tựu Việt Nam
▪️ Tổ Chức Kỷ Lục Người Việt Toàn Cầu
Sáng lập và điều hành Học Viện Phong Thủy Minh Việt (Học Viện Phong Thủy Nam Việt cũ)
—
Hotline: 0973 065 391
Website: https://phongthuyminhviet.com/
Youtube: https://www.youtube.com/hocvienphongthuyminhviet