Học viện Phong thuỷ Minh Việt chúng tôi xin mạn đàm về Quá trình hình thành của Phong thuỷ để gửi đến Quý anh chị thêm kiến thức về lịch sử hình thành và phát triển, cũng như lý do vì sao chúng được áp dụng từ rất lâu như vậy để lựa chọn trong mộ phần, gia cư của vua chúa thời phong kiến và kéo dài đến tận ngày nay.
1. Lịch sử hình thành
Như chúng tôi đã giới thiệu về Ý nghĩa của Phong thuỷ trong bài trước, với bài này, chúng tôi xin trình bày rõ hơn về quá trình hình thành và lịch sử phát triển của Phong thuỷ.
Như Quý anh chị đã biết, Trung Quốc là cái nôi của Phong thuỷ, khái niệm xem Phong Thủy đã bắt đầu manh nha từ thời Tiên Tần (Trung Quốc) và ảnh hưởng của nó vẫn kéo dài cho tới ngày nay.
Theo các nghiên cứu Dân tộc học ở Trung Quốc thì thậm chí cho đến hết thế kỷ 21 này, thế kỷ của những tiến bộ vượt bậc về mặt kỹ thuật công nghệ thông tin và khoa học, tập tục này cũng khó mà mất đi. Xét về mặt địa lý thì tập tục này lưu hành khắp Trung Quốc, trong đó Giang Tây, Phúc Kiến, An Huy, Chiết Giang là những khu vực được xem như cái nôi của nó.
Ngoài ra, cũng có thuyết cho rằng tập tục này bắt nguồn từ vùng cao nguyên miền bắc Trung Quốc vào thời kỳ mà người Trung Quốc còn sống trong hang động, bằng cách lựa chọn những hang động ấm, kín gió, lại có thể tránh mưa nắng, tránh được động vật nguy hiểm, sau đó nó phát triển theo quá trình lịch sử của loài người, nhưng hình thành lý luận và các hệ phải thì ở miền nam Trung Quốc, trong đó có các yếu tố pha trộn với các tập tục và tín ngưỡng dân gian về mô mà, nhà ở của một số dân tộc ít người tại Trung Quốc.
1.1. Thuật tướng trạch thời Tiên Tần.
Dựa vào các thư tịch cổ và nhiều di chỉ khảo cổ, các học giả cho rằng thời Tiên Tần tuy chưa xuất hiện thuật Phong Thủy, nhưng đã manh nha quan niệm xem Phong Thủy. Đó là thuật “Trạch Cư” (tức thuật chọn nơi cư trú) hay còn gọi là “Bốc Cư”, và thuật “Tướng Trạch” (tức xem tướng cho nơi cư trú). Theo những gì đã phát hiện, chúng ta có thể khái quát quan niệm về “Tướng Trạch” thời kỳ đó như sau:
Về địa thế, nơi ở phải là những vùng bằng phẳng trên các triền dốc; nền đất phải khô ráo vững chắc, về địa hình, phải gần các nguồn nước như khe, lạch, suối hay sông ngòi; lượng nước phải đầy đủ, chất nước phải trong sạch, trôi chảy êm ả để có thể giao thông thuận tiền hay đánh bắt cả, hoàn cảnh chung quanh phái có núi rừng xum xuê. Nói chung đó phải là một bối cảnh địa lý mưa thuận gió hòa, không có lũ lụt, dễ dàng lấy nước và đánh bắt cá, đất đai màu mỡ có thể canh tác được, v.v
Dựa trên những nguyên tắc này, đến khoảng cuối thời Chiến Quốc, người ta đã dần hình thành quan niệm về Địa Mạch (tức khái quát những nguyên tắc vừa kế trên). Điều này về sau được phát triển thành môn học gọi là Tượng Địa
Cũng phải nói thêm, thời kỳ Tiên Tần là một thời kỳ khởi đầu cho nhiều trào lưu triết học ở Trung Quốc. Một số tư tưởng gia (nhất là phái Âm Dương gia) đã đặt những viên gạch cho kiến thức vũ trụ quan và nhân sinh quan của người Trung Quốc thời bây giờ, làm tiền để cho những lý luận Phong Thủy học về sau.
1.2. Lý luận kham dư thời Tần Hán.
Trải qua khoảng trên một ngàn năm lịch sử, thuật “Tướng Trạch” tới đời Hán là tổ hợp lý luận của phép xem tướng nhà (tức thuật Tướng Trạch) được hoàn chính và thành thục. Có thể nói, môn Phong Thủy mà chúng ta biết được ngày nay chính là hình thành trên mô thức thuật “Tướng Trạch” đời Hán. Thuật “Tướng Trạch” đời Hán chủ yếu của cổ 4 đặc điểm như sau:
– Thuật Tưởng Trạch đời Hán bắt đầu có lý luận “Kham Dư” tức lý luận thời gian và không gian đối ứng tương đối hoàn bị; trong đó thuật chọn ngày (tức thuật Trạch Cát) và phép xem tướng đất (tức thuật Tướng Địa) được kết hợp hữu cơ trong một môn học thuyết, cổ nhân gọi học thuyết này là “Thiên Địa lý luận” (Lý lẽ của Trời Đất).
– Trong lý luận này, người xưa đã đặt ra các phép tắc cụ thể cho một môn học mà người xưa gọi là Đồ Trạch thuật. Do lý luận Kham Dư là một lý luận kết hợp giữa phép chọn ngày giờ và phép xem tướng đất, cho nên “Đồ Trạch thuật” là đại biểu cho một hệ phải thuật Tướng Trạch đời Hán, chuyên chiêm nghiêm phương vị triều hướng khối đất
– Tới đời Hán, thuật xem hình tướng đất cổ xưa trước đây dùng để chiếm về nhà ở cũng đã hình thành được các phép tắc chuyên môn. Đây là lý luận “Hình Pháp” chuyên bản về hình thể bên ngoài, khởi đầu cho phái Loan Đầu sau này. Lý luận về Hình Pháp” cùng với “Đồ Trạch thuật” thành hai tông phái tồn tại song hành.
– Cả hai tông phái trên đều vận dụng thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Đây là nội dung của thuật Tướng Trạch đời Hán, và cũng là nội dung đặc trưng chủ yếu của môn Phong Thủy trong truyền thống văn hóa Trung Quốc. Nhiều học giả phải công nhận rằng, thuật Tướng Trạch đời Hán chiếm một địa vị quan trọng trong lịch sử hình thành thuật Phong Thủy, đồng thời bắt đầu xuất hiện một số dụng ngữ chuyên môn. Lý luận Kham Dư và lý luận “Hình Pháp” đã thành thục, nhưng những lý luận và phép tắc này phần lớn chỉ ứng dụng vào việc chọn và xây dựng nhà ở, ít ứng dụng vào việc xây dựng mộ phần. Ngay cả các thư tịch xuất hiện trong thời kỳ này chủ yếu cũng chỉ đề cấp và Dương Trạch (tức nhà ô).
1.3 Thuật phong thủy thời Ngụy Tấn.
Táng kinh và sự hưng thịnh của Táng thuật. Đến đời Ngụy Tấn, người ta chú trọng ý nghĩa của không gian vùng đất chôn cất người chết hơn. Trong thời kỳ này, các thư tịch ghi chép về Dương Trạch xuất hiện rất ít. Nói một cách khái quát, thuật Tướng Trạch đời Ngụy Tần chính là Táng Thuật (tức phép xem đất để chôn Đời Ngụy Tấn thịnh hành “Táng Thuật” chủ yếu có hai đặc điểm:
– Xuất hiện nhiều thư tịch về Táng Thuật.
– Xuất hiện danh từ: Trạch Tăng thuật sỹ. Những kinh điển trọng yếu trong rừng sách Phong Thủy của các đời sau đều có liên quan đến những nhân vật đời Ngụy Tấn hoặc thư tích xuất hiện trong thời kỳ này.
Táng thuật đời Ngụy Tấn chủ yếu căn cứ lý luận “Hình Pháp Tướng Địa, trên thực chất đây cũng chính là lý luận cơ bản của môn Phong Thủy ở thời sau. Táng thuật là phép chọn đất để táng người chết, và cũng là phép xem tướng đất, cho nên “Táng thuật còn gọi là Địa Lý thuật.
Lý luận Phong Thủy là lý luận của môn Địa Lý, ban đầu nó kết hợp với Tổng thuật” để hình thành. Vì vậy có thể nói, công dụng chủ yếu của môn Địa Lý là “Táng thuật. Sự thịnh hành Táng thuật ở đời Ngụy Tấn cũng phản ánh sự thành thục của môn Địa Lý. Địa Lý hay Táng thuật lúc bấy giờ còn gọi là “Thanh Ô” là tên sách viết về Táng thuật, bắt đầu lưu hành vào thời kỳ Ngụy Tần. “Thanh Ô” có thể dùng để chỉ chung cho hai nhà: Địa Lý và Táng Thuật.
Phép tắc chôn cất truyền thống của Trung Quốc chủ yếu bắt nguồn từ thời kỳ Ngụy Tần, về sau có rất nhiều thư tịch hoặc danh từ chuyên môn của môn Địa Lý được thác danh cho người đời Ngụy Tần sáng tác là cùng do nguyên nhân trên. Từ cuối đời Hán trở về sau, phương pháp tuyển chọn đất để chôn cất theo cách “Hình Pháp”
Kế tục sau Quản Lộ là Quách Phác, tư là Cánh Thuần, người Hà Đông (nay là tỉnh Sơn Tây). Vào triều đại nhà Tần, ông cũng được xem là một danh gia, giới thuật sỹ hậu thế tôn ông làm tổ sư. Trong lịch sử, truyền thuyết về chiếm bốc Địa Lý liên quan đến ông khá nhiều, phần lớn mang sắc thái thần bí. Hiện còn sách “Quách Phác” có bản Táng kinh phần nội thiên, nhưng các học giả hiện nay đều cho rằng sách này do người đời Tống Viết rồi thác danh ông. Vì theo chính sử từ đời Tống trở về trước, không có ghi chép tên sách Táng thư do Quách Phác sáng tác.
Trước đó Tông sách mang tên “Táng kinh” hoặc “Táng thư rất nhiều, nhưng không cách nào truy tìm tông tích xuất xứ được. Tuy nhiên vì Quách Phát là một danh của của môn Địa lý, cho nên học thuyết của ông ít nhiều cũng có liên quan đến họ.
Trên đây là một vài quá trình hình thành của lịch sử tạo nên Phong thuỷ học hiện đại. Thời gian hình thành rất lâu về trước và đến thời điểm này, chúng đã có những lý thuyết chính xác để lựa chọn và áp dụng vào phong thuỷ học như chúng ta đang ứng dụng.
Nếu Quý anh chị muốn được tìm hiểu sâu thêm về phần tiếp theo của Thuật phong thuỷ thì hãy comment cho chúng tôi biết nhé.
___________________________________________
Hiện tại, Học Viện Phong Thủy Minh Việt tuyển sinh liên tục các khóa học:
▪️ Kinh Dịch
▪️ Phong Thủy Nhà Cửa, Phong Thủy Âm Trạch
▪️ Kỳ Môn Độn Giáp
▪️ Bát Tự
▪️ Nhân Tướng học
▪️ Thần Số học
▪️ Xem ngày Tốt Xấu
Ứng Dụng Vật Phẩm Phong Thủy Cải Biến Vận Mệnh
▪️ Chuyên gia Phong Thủy, Đào tạo hành Nghề Phong Thủy Cấp Tốc
▪️ Và các khóa học theo yêu cầu, tư vấn phong thủy cho cá nhân, doanh nghiệp…
—
Master Nguyễn Tuấn Cường
Thành viên Ban Lãnh Đạo của Viện Nghiên cứu những bí ẩn Vũ trụ và Văn hóa phương Đông.
Cố vấn phong thủy cho các thành viên cấp cao:
▪️ Trung Ương Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam
▪️ Viện Ứng Dụng Sức Khỏe Bách Niên Trường Thọ Richs Việt Nam
▪️ Tổ Chức Niên Lịch và Thành Tựu Việt Nam
▪️ Tổ Chức Kỷ Lục Người Việt Toàn Cầu
Sáng lập và điều hành Học Viện Phong Thủy Minh Việt (Học Viện Phong Thủy Nam Việt cũ)
—
Hotline: 0973 065 391
Website: https://phongthuyminhviet.com/
Youtube: https://www.youtube.com/hocvienphongthuyminhviet
Tiktok: https://www.tiktok.com/@mastertuancuong/