Phong thuỷ của thành Thăng Long

Trước tiên, để bàn về phong thuỷ, một đề tài có nhiều nội dung, nhiều quan điểm, nhiều trường phái, nhiều yếu tố mang tính cảm nhận và kinh nghiệm của mỗi nhà phong thuỷ, mỗi trường phái phong thuỷ trong từng thời kỳ lịch sử…nên rất khó để có được sự cảm thông và đồng thuận của mọi người. Với quan điểm cá nhân của Học viện Phong thuỷ Minh Việt, chúng tôi xin đề cập đến góc nhìn riêng dành cho vị thế của Thành Thăng Long – nơi nghìn năm văn hiến của đất nước Việt Nam

1. Vị thế Thăng Long – Đông Đô từ góc nhìn phong thuỷ cổ

Theo lý thuyết về phong thuỷ, vùng đất có phong thuỷ tốt là nơi hội tụ khí thiêng sông núi, sẽ tạo ra môi trường sống tốt lành phong phú bền vững trường tồn, kinh tế phát triển, dân cư đông đúc sản sinh ra những người tài giỏi tuấn kiệt xuất chúng, hình thành những nền văn hoá riêng …

Để xác định nơi vượng địa về phong thuỷ thường phải căn cứ vào các dòng sông và các mạch núi để phân định sơn mạch, sông lớn sơn mạch lớn, sông nhỏ sơn mạch nhỏ. Dựa vào dáng sông thế núi xác định nơi tàng phong tụ khí để xác lập kinh thành, đô thị, thôn xóm…

Với phong thuỷ Phương đông cổ được phân định thành một số đại sơn mạch – còn gọi là đại cán longCó thể kể Đại sơn mạch được giới định bởi sông Hoàng Hà và sông Trường Giang bao gồm toàn bộ vùng Trung nguyên, với thái tổ sơn long từ dãy núi Côn Luân Thanh Hải Tây Tạng, được coi là hình thái phong thuỷ đặc trưng tạo nên nền văn hoá sông Hoàng vĩ đại của Trung Quốc. Xa hơn nữa là Tổ Sơn của Long là dãy Hymalaya.

Đối với Việt Nam, bao gồm cả nam Trung Hoa và Lào, nằm gọn trong đại sơn mạch được định hình bởi sông Trường Giang và sông Mê Kông, có thái tổ sơn long cũng xuất phát từ Tây Tạng (Hymalaya), bên trái là các dãy núi chạy từ Vân Nam xuống vùng Lĩnh nam Trung Quốc ( vùng Lưỡng Quảng ) xuống đến vùng đông bắc Bắc Bộ; bên phải là các dãy núi chạy từ Vân Nam xuống Lào, Tây Bắc và tiếp nối là dãy Trường Sơn. Thế đất Thăng Long, ta biết rằng Côn lôn sơn là thái tổ sơn, khí mạch xuất phát từ đây, đi xuống phía Nam, qua hai thiếu tổ sơn là Vân Lĩnh, Đan Sơn, đều thuộc tỉnh Vân Nam, sau đó chuyển về Việt Nam, chia ba chi : Quảng Ninh là tả chi, Thăng Long là trung chi, Thanh Nghệ là hữu chi (đất Thanh Nghệ lại chia làm ba tiểu chi nữa), kết tại Thăng long là chính huyệt.

Nếu quan sát một cách tổng thể trên bản đồ vệ tinh, ta sẽ nhìn thấy ngay đường đi của mạch, khi qua biên giới, mạch đi rất trực, tiến thẳng xuống phía Nam, kết tại Hà Nội. Mà theo như cụ Tả Ao thì “Mạch thô đi chẳng khép vào, vốn đi một chiều ấy mạch phát dương”.

Ta đã biết, mạch có MẠCH ÂM, MẠCH DƯƠNG. Nếu mạch phát âm cơ thì là đất để mộ, nếu mạch phát dương cơ thì là đất làm nhà, làm doanh trại, làm thành phố, hoặc lớn như Thăng Long là làm kinh đô.

Mô tả về điều này sách viết : “Tiên vấn tổ tôn giả, tổ giả, đột khởi nhất sơn vi tổ, phân hành thiên chi vạn điệp, như Côn lôn sơn đột khởi vi tổ sơn, thị dã. Tôn giả ly tổ biệt khởi nhất sơn vi tôn, phân hành Đông ngung, Tây lũng, như Vân Lĩnh, Đan sơn giáng Nam, thị dã”

Dịch nghĩa: Trước tiên phải hỏi đến tổ tôn, Tổ là một ngọn núi đột khởi lên, rồi phân hành ra ngàn vạn chi nhánh, như núi Côn Lôn một mình cao vọt nên là Tổ sơn. Tôn là mạch tự khi rời Tổ sơn rồi cũng lại cao vọt lên riêng biệt, phân ra Đông ngung, Tây lũng, như núi Vân lĩnh, Đan sơn cao vọt nên rồi đổ xuống phía Nam vậy). Vận khí chưa thay đổi nhiều lắm đâu. Chưa một quốc gia nào mà thủ đô phát triển sang tả ngạn nhiều hơn bên hữu ngạn cả (Tất nhiên còn tùy địa thế). Đương nhiên chúng ta cũng cần phải phân định rõ dãy Hymalaya mới là Tổ sơn thật sự của tất cả các long mạch.

Sau khi nối liền đại huyết mạch ấy về đến Việt Nam, nguyên một khu từ đồng bằng Bắc bộ nằm gọn chính giữa của đại sơn mạch này và Thăng Long là trung tâm là đại huyệt vị chính yếu, nơi được coi là linh khí, huyệt phát vương. Trước mặt Thăng Long là đồng bằng Bắc bộ, là biển Đông – một minh đường rộng lớn và tràn ngập thái dương, khí mạch rộng rãi và đủ điều kiện trở thành minh đường tụ thuỷ; bên kia là đảo Hải Nam như một triều án chiếu về. Mặt khác xét trong nội thuỷ sẽ thấy các dãy núi ( thuộc vùng Tây Bắc và dãy Con Voi nằm giữa sông Hồng sông Chảy) chạy song song với các dòng sông Đà, sông Hồng, sông Lô  từ tây bắc xuống đông nam hội tụ tại Việt Trì; sông Hồng tiếp tục chảy xuôi tụ lại ở vùng hồ lớn (Hồ Dâm Đàm xa xưa thông với sông Cái)- đây chính là những dòng sông nhỏ, với mục đích là tống long – đưa huyệt mạch và triều hội trước mặt Thăng Long rồi đổ ra cửa Ba Lạt; hai bên kế cận tay hổ tay long là dãy Tam Đảo và núi Ba Vì. Với vị thế này đầy đủ của Tổ sơn, kháo sơn, bối sơn, Thanh long Bạch hổ Chu tước Huyền vũ, minh đường và cả Triền án…Thật là một nơi lý tưởng cho “phong tàng thuỷ tụ”. Khi nhìn trên ảnh vệ tinh zoom lớn từ dãy núi bên Trung Quốc chạy về, thì Quý anh chị có thể hình dung ra những gì chúng tôi vừa miêu tả kỹ càng hơn. Chúng ta không xét theo huyệt mạch nhỏ mà đây là đại cục của toàn thể miền Bắc.

Ngay từ thời Đại Việt hồng hoang, đồng bằng sông Cái (sông Mẹ – sông Hồng) rộng lớn phì nhiêu, dân cư đông đúc giỏi nông tang bách nghệ; nơi đây còn là đầu mối giao lưu tiếp nhận tinh hoa của hai nền văn hoá lớn Trung Hoa và Ấn Độ. Tất cả hội đủ cho mảnh đất Thăng Long trở thành “đệ nhất đại huyệt mạch đế vương quí địa” mà Cao Biền đã nêu cách nay gần 1200 năm – trong chính thư mà ông đã gửi về cho vua Đường khi được giao nhiệm vụ sang Việt Nam làm quản sứ.

Trong Chiếu dời đô của Vua Lý Thái Tổ năm 1010 cũng khẳng định đây là “ khu vực giữa trời đất, có được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính vị đông tây nam bắc, tiện nghi phía trước là sông phía sau là núi. Khu vực ấy rộng rãi bằng phẳng, đất ở đấy cao ráo sáng sủa, dân cư không bị ngập chìm tối tăm khổ sở, muôn vật thịnh vượng tốt tươi. Ngắm xem khắp nước Việt thấy đây là vùng đất có phong cảnh tốt đẹp nhất, thực là  nơi trọng yếu cho bốn phương hội tụ, là đất kinh sư của kinh sư muôn đời.”.

Nhìn từ góc độ phong thuỷ thì đây chính là nơi đất lành “thuỷ tụ phong tàng” là gốc cho cư dân khôn ngoan bản địa cố kết lại để tồn tại và phát triển xây dựng nền tự chủ lập quốc, tạo nên nền văn hoá riêng, mạnh mẽ và đầy ngoan cường. Ở đây chính là văn hoá Đông Sơn, văn hoá Phùng Nguyên rực rỡ, cũng có thể gọi là nền văn hoá sông Hồng Việt Nam vậy.

Hà Nội ngày nay, Đông Đô – Thăng Long – Đại La ngày xưa hội đủ các yếu tố của vùng đất có phong thuỷ thượng thừa, nơi địa linh nhân kiệt. Dẫu qua bao thăng trầm của lịch sử, vượng khí Thăng Long – Hà Nội như một dòng chảy liên tục vẫn tồn tại mạnh mẽ và phát triển rực rỡ cho đến ngày nay trong thời đại của thế kỷ 21.

2. Nguyên nhân hình thành và hiện trạng phát triển.

Để giải thích rõ lý do vì sao Vua Lý Công Uẩn lại lựa chọn nơi đất Thăng Long để xây dựng kinh đô, chúng tôi đưa ra một vài lập luận sau:

“Thế rồng cuộn hổ ngồi”

Kinh đô Hoa Lư ở vị trí cuối non đầu nước, tiện cho việc lui khi có giặc ngoại xâm đe dọa nhưng Lý Công Uẩn nhận thấy nếu cứ ở đây thì đường sá đi lại không thuận tiện, không tương xứng với vị thế của đất nước đang vươn lên nhanh chóng, nên muốn dời đô ra vị trí thành Đại La xưa. Ông cho người đi thăm dò để biết thế đất, thế sông núi ở nơi mà ông sẽ dựng kinh đô mở mang cơ nghiệp nhà Lý.

Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn viết: “Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.

Thế núi và mặt đất rộng và bằng phẳng mà Lý Công Uẩn nói chính là yếu tố phong thủy của một vùng đất.  Không chỉ có vậy, quanh thành Đại La xưa còn có một dải sông Lô tiếp giáp với với vùng Phong Châu, Bạch Hạc (nay thuộc Phú Thọ), Tam Đái (nay thuộc Vĩnh Phúc), dưới liền sông Đại Hoàng, phủ Lý Nhân (nay thuộc Hà Nam).

Phong thủy hiểu một cách đơn giản là trước phải có tiền án, công trình lớn thì là quả núi, ngọn đồi, nhỏ thì là mô đất để chắn, trấn giữ không cho tà thần hung khí vào chính đường. Bên phải hay bên trái phải có gì được mệnh danh là Bạch Hổ và Thanh Long để hỗ trợ. Sau lưng phải có cái gì đó làm chỗ dựa vững chắc cho công trình gọi là hậu chẩm. Với kinh đô lại phải có sông hay hồ dài gọi là long mạch và phải luôn được khai thông để giữ vượng khí.

Nếu mọi nếu tố thuận lợi nhưng về phong thủy lại thiếu hoặc không đầy đủ thì người ta phải sửa lại thiên nhiên, đắp núi giả, đào lại sông uốn nắn theo hướng muốn có. Mục đích của phong thủy là đảm bảo cho công trình tránh được những tác hại của thiên nhiên huyền bí có được chỗ dựa vững chắc của khí thiêng đất trời.

Từ khi Lý Công Uẩn xây cung ở phía Đông thành Đại La, ông đã có ý định hoàn thiện các ảnh hưởng của phong thủy tới thành với mong muốn thành bền vững trong đó có đắp núi đất.

Người xưa quan niệm “Cao nhất xích vi sơn” (cao một mét cũng gọi là núi) nên núi ở Thăng Long và Hoàng thành không cao. Trong trại Hàng Hoa xưa (nay là vườn Bách Thảo) có núi Sưa. Trên đỉnh ngọn núi này còn có một ngôi đền nhỏ thờ Hắc đế. Tấm biển trên ngôi đền ghi dòng chữ: “Sưa sơn lăng miếu”.

Ở đường Hoàng Hoa Thám có núi Voi. Cuối thế kỷ 19, chính quyền Pháp đã cho phép xây dựng nhà máy bia Hommel (nay là Nhà máy bia Hà Nội) ở vị trí này.

Trong thành Hà Nội xưa cũng có 4 quả núi. Sách Thượng kinh phong vật chí viết: “Thượng kinh có núi Nùng ở giữa trên núi có một chỗ hõm xuống gọi là rốn rồng. Phía Bắc có Tam Sơn, phía Tây có Thái Hòa, phía Tây Bắc có Khán Sơn…”

Nùng Sơn là núi quan trọng nhất đối thành Thăng Long. Vua Thành Thái đoán núi Nùng rất cao, có mây bao quanh nên mới viết: “Nùng lĩnh phù vân kim cổ sắc” (Mây trên núi Nùng mang màu kim cổ). Người xưa có câu: “Sơn bất tại cao, hữu thần tắc linh” nghĩa là núi thiêng không bởi cao mà có thần trên đó là thiêng. Nùng Sơn là núi thiêng.

Nhà sử học Phan Huy Chú viết trong Hoàng Việt Dư địa chí: “Núi Nùng ở giữa thành. Triều Lý định đô lấy núi làm đài chính điện, đến thời Lê là điện Kính Thiên, nay (triều Nguyễn) là điện phía trước hoàng cung. Xưa truyền rằng giữa núi có một lỗ hổng là nơi thông hơi của hồ ao và núi, nên gọi là Long Đỗ (rốn rồng)”.

Sách Đại Nam Nhất thống chí của nhà Nguyễn cũng chép: “Núi Nùng ở trong thành, có tên nữa là núi Long Đỗ. Lý Thái Tổ đóng kinh đô, dựng chính điện ở trên núi, đời Lê gọi là điện Kính Thiên, bản triều (Nguyễn) đặt làm hành cung, vẫn gọi theo tên cũ, năm Thiệu Trị thứ ba, đổi gọi là điện Long Thiên, điện Đình ở núi Nùng, có xây bệ cao chín bậc, tả hữu có hai con rồng, dài hơn một trượng, chế từ đời Lý”.

Ngôi làng nhỏ ven sông Tô Lịch xưa trở thành kinh đô năm 1010 thì thần Long Đỗ núi Nùng được vua Lý phong là “Quốc Đô Định Bang Thành hoàng Đại Vương”. Khi xây chính điện thì đền thần Long Đỗ núi Nùng được dời ra ngoài thành đền Bạch Mã, (nay ở số 78 phố Hàng Buồm).

Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại quân Tây Sơn lập ra triều Nguyễn đã chuyển kinh đô vào Huế đồng thời cho phá thành Thăng Long thời Lê để xây thành mới gọi là Bắc thành (sau gọi là thành Hà Nội). Vì kinh đô của Đại Nam ở Huế nên Bắc thành phải nhỏ và thấp hơn. Tuy nhiên vị trí các quả núi trong thành tượng trưng cho ngũ hành vẫn giữ nguyên.

Theo phong thủy, Khán Sơn tượng trưng cho sao Kim trấn trị phía Tây của thành. Thời  Tự Đức (1848) bố chánh Hà Nội là Lê Hữu Thanh cùng với tổng đốc Hà Ninh là Hoàng Thu cho xây một ngôi đình nhỏ trên Khán Sơn làm chỗ hội họp của văn nhân hàng tháng, họ uống rượu làm thơ. Các nhà Nho Hà Nội như Lê Đình Diên, Nguyễn Siêu lên đây uống hoàng hoa tửu vào Tết Trùng cửu (9/9 Âm lịch). Sau khi Pháp chiếm thành Hà Nội, Khán Sơn bị bỏ hoang đổ nát rồi bị phá hủy. Năm 1889, tượng Lê Thánh Tông được đưa về thờ ở chùa Dục Khánh bên cạnh đền Huy Văn.

Tam Sơn nằm ở phía Bắc của thành là hai doi đất dính ở phía đầu tách ra ở phía cuối, tượng trưng cho sao Thủy và Thổ, kết nối với đền Trấn Vũ tạo thành vòng cung trấn giữ phía Bắc của thành. Tháng 4/1882, thực dân Pháp tấn công thành, vì ít quân, vũ khí lạc hậu và nhiều tướng đảo ngũ nên thành thất thủ.

Giữ khí tiết với Thăng Long, Tổng đốc Hoàng Diệu đã treo cổ tự vẫn trên Tam Sơn. Năm 1885, núi bị san phẳng, sang đầu thế kỷ 20 chính quyền cho  xây trường Alber Sarraut ở vị trí núi xưa. Phía Đông của thành có núi Thái Hòa tượng trưng cho sao Mộc bị san phẳng năm 1885. Phía Nam vị trí Cột cờ thời Lê cũng là một núi thấp tượng trưng cho sao Hỏa.

Dù đã trải qua rất nhiều thăng trầm, chiến tranh, cũng như sự thịnh suy bí thế của đất nước, nhưng việc thành Đại La xưa, chính là Hà Nội ngày nay là huyệt mạch lớn, luôn phát triển và thịnh vượng nhất của Việt Nam. Trong bài này, học viện Phong Thuỷ Minh Việt chỉ nêu lên nguyên nhân hình thành và cách xác định Tổ sơn, huyệt mạch chính của Hà Nội, không lạm bàn tới các yếu tố khác.

___________________________________________

Hiện tại, Học Viện Phong Thủy Minh Việt tuyển sinh liên tục các khóa học: 

▪️ Kinh Dịch

▪️ Phong Thủy Nhà Cửa, Phong Thủy  Âm Trạch

▪️ Kỳ Môn Độn Giáp

▪️ Bát Tự

▪️ Nhân Tướng học

▪️ Thần Số học

▪️ Xem ngày Tốt Xấu

Ứng Dụng Vật Phẩm Phong Thủy Cải Biến Vận Mệnh

▪️ Chuyên gia Phong Thủy, Đào tạo hành Nghề Phong Thủy Cấp Tốc

▪️ Và các khóa học theo yêu cầu, tư vấn phong thủy cho cá nhân, doanh nghiệp…

Master Nguyễn Tuấn Cường

Thành viên Ban Lãnh Đạo của Viện Nghiên cứu những bí ẩn Vũ trụ và Văn hóa phương Đông.

Cố vấn phong thủy cho các thành viên cấp cao:

▪️ Trung Ương Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam

▪️ Viện Ứng Dụng Sức Khỏe Bách Niên Trường Thọ Richs Việt Nam

▪️ Tổ Chức Niên Lịch và Thành Tựu Việt Nam

▪️ Tổ Chức Kỷ Lục Người Việt Toàn Cầu

Sáng lập và điều hành Học Viện Phong Thủy Minh Việt (Học Viện Phong Thủy Nam Việt cũ)

Hotline: 0973 065 391

Website: https://phongthuyminhviet.com/

Youtube: https://www.youtube.com/hocvienphongthuyminhviet

Tiktok: https://www.tiktok.com/@mastertuancuong/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *