Phong thuỷ cổ – Nhà Tứ Hợp Viện

Như đã hứa với Quý anh chị và độc giả theo dõi Học viện Phong thuỷ Minh Việt, hôm nay chúng tôi xin được đưa mọi người đến Trung Quốc – một trong những nơi cái nôi của phong thuỷ cổ được hình thành, phát triển thịnh vượng đến tận ngày nay.

Bắc Kinh, nơi có vẻ mĩ lệ huyền bí với Tử Cấm Thành – Cố cung của Trung Quốc, Thiên An Môn, đền Thiên Đàng, Cố Cung và còn vô số những địa danh, điểm đến hấp dẫn được phủ đầy lớp bụi thời gian qua tầng tầng lớp lớp triều đại phong kiến vua chúa. 

Chỉ cần tinh ý một chút, Quý anh chị sẽ thấy được những dấu ấn cổ xưa nguyên thủy này đều mang trên mình bóng dáng tương đồng của một kiểu kiến trúc đặc trưng truyền thống dân tộc Hán nhuốm thêm sắc màu huyền bí của thuật phong thủy, kiểu kiến trúc ấy không đâu khác chính là “Tứ hợp viện”- nét kiến trúc điển hình đặc trưng cho nét văn hóa kiến trúc cổ của Trung Quốc.

Tứ hợp viện nổi tiếng vì bao hàm nguyên lý âm-dương của trường phái Đạo gia, ngũ hành, cân bằng lâu dài, luân lý đạo đức và phong thủy trong chính nó.

Học viện Phong thuỷ Minh Việt xin được mời Quý anh chị ngồi chắc trên chiếc xe xuyên không, đưa chúng ta cùng đi về tìm hiểu một nền văn hoá lâu đời.

1. Lịch sử hình thành của “Tứ hợp viện”

Trong các văn thư cổ nhất được ghi lại, “ Tứ hợp viện” xuất hiện từ thời Đông Chu, đến nay đã có khoảng hơn 2000 năm lịch sử. Trải qua muôn vàn biến động của lịch sử, những triều đại khác nhau Ngụy – Tề – Tấn – Đường – Minh – Thanh – Tứ hợp viện cũng chịu sử ảnh hưởng nhất định của thời đại. 

Khi bước vào triều đại nhà Hán, kiến trúc Tứ hợp viện đã có bước phát triển mới và chịu ảnh hưởng của thuyết phong thủy, từ chọn địa điểm đến bố cục xây dựng Tứ hợp viện – đã có cả một cẩm nang về âm dương ngũ hành. Tứ hợp viện của đời Đường đã kế thừa truyền thống của đời Đông Hán, Tây Hán và truyền sang đời Tống và đời Nguyên, với bố cục là trước hẹp, sau rộng. 

Đến đời Nguyên, Tứ hợp viện ngày càng hoàn thiện hơn, và Tứ hợp viện truyền thống của Bắc Kinh ngày nay đã được xây dựng một cách quy mô trong thời kỳ này. Bước sang đời Minh-Thanh, đã hình thành Tứ hợp viện Bắc Kinh một cách vô cùng độc đáo, mà Tứ hợp viện của đời Thanh càng cầu kỳ hơn so với Tứ hợp viện đời Minh. Cho đến nay, dọc hai bên đường từ Đông Đơn đến Ung Hòa Cung, từ ngõ Nam La Cổ đến ngõ Bắc La Cổ, từ Tây Đơn đến Tân Nhai Khẩu Bắc Kinh vẫn bảo tồn được một số Tứ hợp viện khá cầu kỳ.

2.Tứ hợp viện – Phân loại và chi tiết

2.1 Tứ hợp viện là gì?

Tứ hợp viện hay còn được gọi là Tứ hợp phòng, là một hình thức kiến trúc tổ hợp của nhà dân vùng Hoa Bắc Trung Quốc, với bố cục là xây nhà bao quanh một sân vườn theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, thông thường gồm có nhà chính tọa Bắc hướng Nam, nhà ngang hai hướng Đông – Tây và nhà đối diện với nhà chính, nhà bốn phía bao quanh sân vườn ở giữa, cho nên được gọi là Tứ hợp viện.

2.2 Phân loại tứ hợp viện

Tứ hợp viện phân bố rộng rãi ở khu vực phía Nam và phía Bắc Trung Quốc. Do địa hình khí hậu khác biệt, nên tứ hợp viện ở phía Nam và phía Bắc Trung Quốc lại hoàn toàn khác nhau, mang những đặc điểm riêng biệt của từng khu vực. 

Ví dụ như thiết kế sân vườn của Tứ hợp viện phía Nam và phía Bắc Trung Quốc là rất khác biệt, diện tích lớn nhỏ khác nhau, ngay cả tác dụng cũng khác nhau. Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nắng nóng mưa nhiều và các yếu tố thời tiết khác, thiết kế sân vườn của tứ hợp viện phía Nam Trung Quốc cũng khá là nhỏ. Bốn dãy nhà ở bốn phía tạo nên một khoảng sân nhỏ, nếu như chúng ta nhìn từ trên xuống thì cảm tưởng giống như một cái giếng. Khoảng không gian này là nơi để cung cấp ánh sáng, đón gió và phù hợp để thoát nước. Bởi như chúng ta đã biết khí hậu phía Nam Trung Quốc là khí hậu nhiệt đới gió mùa, khá là giống với Việt Nam của chúng ta,  nơi đây quanh năm mưa nhiều, độ ẩm lớn, vì vậy khi xây dựng “ Tứ hợp viện” nơi đây cần chú ý đến hệ thống thoát nước để tránh trường hợp nước tràn vào nhà. 

Tuy nhiên phía Bắc Trung Quốc lại hoàn toàn khác, nơi đây khí hậu ôn đới, lượng mưa khá ít hơn nữa lạnh giá quanh năm, xây dựng nhà ở  nơi đây yêu cầu cần phải đủ ánh sáng để sưởi ấm và có thể tích nước cho quá trình sinh hoạt. Vì vậy “ Tứ hợp viện” ở phía Bắc Trung Quốc chúng ta sẽ nhìn thấy có sân khá là rộng,  cửa cũng khá là cao để ánh nắng có thể dễ dàng chiếu vào. Trong các loại hình “ Tứ hợp viện”, thì “ Tứ hợp viện” tại Bắc Kinh được coi là biểu tượng đặc trưng nhất và tiêu biểu nhất.

Tứ hợp viện là khuôn viên hình vuông hoặc hình chữ nhật, tức là 3 tòa kiến trúc gồm nhà chính và nhà ngang hướng Đông- hướng Tây được khép kín bằng dãy nhà có cửa ở phía trước. Tứ hợp viện hình chữ “Khẩu” (口) được gọi là Nhị tiến Nhất viện; Tứ hợp viện hình chữ “Nhật” (日) được gọi là Tam tiến Nhị viện; Tứ hợp viện hình chữ “mục”(目) được gọi là Tứ tiến Tam viện. Nói chung, trong một sân vườn, nhất tiến là dãy nhà có cửa ra vào, nhị tiến là sảnh, tam tiến là phòng ngủ hoặc nhà trong, tức không gian hoạt động của phụ nữ và gia quyến, người thường, khách lạ không được tùy tiện bước vào.

3. Cấu trúc của một “Tứ hợp viện”

Một “ Tứ hợp viện” Bắc Kinh theo tiêu chuẩn sẽ được xây dựng ở phía Bắc và hướng về phía Nam, cửa nhà chếch về phía Đông Nam. Phía Nam có 5 căn phòng, cửa chính được đặt ở ngoài cùng phía Đông, phía bên cạnh của cửa chính là gian nhà đầu tiên. Từ cửa chính bước vào, chúng ta sẽ nhìn thấy ngay một bức bình phong. Phía trước bức bình phong chúng ta sẽ nhìn thấy một cánh cửa, đi qua cánh cửa này sẽ dẫn chúng ta đến các gian nhà ở. Tùy theo cấu trúc lớn nhỏ chia ra các loại hình “ tứ hợp viện” khác nhau. Trong đó phổ biến là Tứ hợp viện một sân (như dạng tượng hình chữ khẩu 口); tứ hợp viện hai sân (như dạng tượng hình chữ nhật 日); tứ hợp viện ba sân (như dạng tượng hình chữ mục 目), ngoài ra còn có Ngoài ra, tứ hợp viện thiết kế lớn nhất có thể lên đến 7 sân hoặc 9 sân. Theo phong thủy, “tọa bắc hướng nam” để ánh sáng luôn có trong nhà, tránh được cát bụi bay vào.  Nên gian chính của gia chủ là gian bắc đối diện hướng nam cũng tức là đối diện cửa ra vào (gọi là chính phòng). Hai bên là chái nhà, mặt trời hướng vào ít hơn (gọi là sương phòng). Giữa chính phòng và sương phòng nối liền nhau bởi hành lang có mái ngói lợp liền kề. Chính phòng (bắc phòng): xây trên nền gạch đá, rộng hơn các gian phòng khác và gian chính của chủ nhà, cũng là gian tập trung họp mặt gia đình. Sương phòng (đông phòng và tây phòng): gian cho con cháu. Nam phòng: dành tôi tôi tớ hoặc chứa vật dụng sinh hoạt.

4. Đặc điểm của Tứ hợp viện

Ngắm nhìn kiến trúc Tứ hợp viện chúng ta có thể thấy được rằng quan niệm phong kiến và sự phân biệt tầng lớp được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài của Trung Quốc, hơn nữa nó cũng phần nào phản ánh sự coi trọng tôn ti trật tự vai vế  trong gia đình của người Trung Quốc

Xung quanh 4 phía của sân là 4 bức bình phong, vì thế người bên ngoài không thể nhìn thấy hoạt động bên trong sân, ngược lại người bên trong cũng không nhìn thấy hoạt động bên ngoài. Cả một thế hệ sinh sống với nhau trong tứ hợp viện,  họ rất ít có hoạt động giao tiếp với bên ngoài. Hơn nữa bình thường cửa chính đều đóng. Vì thế có thể nói  “ Tứ hợp viện” phản ánh một cách vô cùng rõ lối sống khép kín mang đậm phong cách truyền thống của Trung Quốc thời kỳ phong kiến cổ.

Đặc điểm tiếp theo chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được đó là việc sắp xếp phòng ở là theo một quy định nhất đinh. Về bố cục, phòng chính sẽ cao hơn trắc phòng, diện tích cũng sẽ rộng hơn. Nơi này thường được sắp xếp cho trưởng bối trong nhà, con cháu sẽ ở sương phòng hoặc là 2 bên phòng giáp với chính phòng. Việc sắp xếp phòng ở sẽ dựa theo tuổi tác, từ lớn đến bé, có quy định vô cùng rõ ràng. Cách sắp xếp như vậy không chỉ làm nổi bật địa vị của các trưởng bối trong nhà, hơn thế nó còn phần nào hình thành tôn ti trật tự vai vế trong dòng họ, làm toát lên sự phân biệt giai cấp, tầng lớp một cách rõ nét.

Các gian phòng của Tứ hợp viện kết hợp lại tạo thành một khoảng sân nhỏ ở giữa. Nơi đây được coi là nơi vui chơi giải trí, nơi quây quần,tụ họp của cả đại gia đình. Nơi đây đem lại cho người sống ở đây một cảm giác tách biệt với thế giới bên ngoài, hòa mình vào không gian yên bình, trong lành và tĩnh lặng.

Ngày nay do mật độ dân số ở đất nước du lịch Trung Quốc tăng cao nên tứ hợp viện không đáp ứng nhu cầu xã hội hiện tại. Nhiều tứ hợp viện bị phá bỏ để xây dựng chung cư hoặc thay đổi nội thất bên trong để làm khách sạn, quán cà phê… Tuy nhiên, những năm gần đây chính phủ Trung Quốc đã quyết định cho bảo tồn diện mạo lịch sử văn hóa phố cổ. Đặt chân đến nơi đây bạn mới cảm nhận lớp bụi thời gian và vẻ đẹp kiến trúc cũng như tài năng của người xưa. Tứ hợp viện chính là tuổi thơ ngọt ngào của biết bao thế hệ người dân Trung Quốc xưa. Nét đẹp được nhuốm màu huyền thoại của thời gian. 

Khi đọc đến đây, chúng ta ắt hẳn liên tưởng ngay đến những căn nhà ở Phố Cổ Hà Nội, với những ngõ nhỏ, phố nhỏ, mang đậm nét cổ xưa truyền thống từ những năm 1800 – 1900.

Người xưa – nhất là những tầng lớp quan lại, thương gia giàu có rất xem trọng phong thủy, cho rằng hoàn cảnh sinh sống có ảnh hưởng lớn đến các vận thế mọi mặt của một người. Kết cấu của Tứ hợp viện cũng vận dụng phong thủy học, Ngũ hành và Bát quái.

Khi xây Tứ hợp viện thì người ta chú trọng đến bố cục cụ thể trong sân, phòng chính đặt ở nơi cát vị (vị trí cát tường), nơi gia chủ sinh hoạt hàng ngày, những nơi hung vị (vị trí xấu) được bố trí làm kho hoặc nhà vệ sinh. Ngoài ra hình dạng khu đất để xây nhà phải vuông vắn ngay ngắn để tránh tổn hại vận thế của gia chủ – Đó là lý do vì sao Tứ hợp viện thường được quy hoạch và xây dựng trên vị trí địa lý vuông vức và kín kẽ – Mãn nguyệt tràn đầy không có khuyết thiếu. Trong nội cục của Tứ hợp viện áp dụng đầy đủ các thuyết chiêu tài bằng thuỷ khí, giếng trời…Học viện Phong thuỷ Minh Việt sẽ phân tích trong một bài khác để Quý anh chị cùng theo dõi

Diện tích phòng ngủ trong kiến trúc cổ thông thường đều không quá rộng lớn, cũng không quá nhỏ. Người ta cho rằng, nếu diện tích quá nhỏ sẽ không tụ khí, ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ. Trái lại, nếu diện tích quá lớn sẽ mang lại sự trống trải, tản khí, đem đến điều không may. Kiến trúc phòng ngủ trong tứ hợp viện và phòng ngủ của bậc Đế Vương cũng tuân theo lý niệm này. Hoàng đế dẫu ở trên muôn người nhưng giường ngủ trong Tẩm cung cũng vừa đủ mà thôi.

Phòng chính trong Tứ hợp viện là phòng quan trọng nhất, thường là do bậc sinh thành, bề trên hoặc người có địa vị tôn quý ở. Phòng chính là phòng ở lấy được nhiều ánh sáng, hòa hợp với cảnh quan thiên nhiên trong sân nhất nên tốt cho sức khỏe của người bậc trên và người có địa vị tôn quý.

Phong thủy coi trọng “Minh thính ám phòng”, phòng khách là nơi tiếp đón khách, cũng là nơi các thành viên trong gia đình thường xuyên tụ hợp nên ánh sáng và độ rộng rãi đều cần nhiều hơn. Phòng khách u ám sẽ mang lại sự không thoải mái và áp lực tinh thần cho cả khách và gia chủ. Còn phòng ngủ và nơi nghỉ ngơi thì cần ánh sáng nhu hòa hơn, tĩnh lặng hơn. Nếu phòng ngủ có quá nhiều ánh sáng thì sẽ bất lợi cho sức khỏe và tinh thần của người ở.

___________________________________________

Hiện tại, Học Viện Phong Thủy Minh Việt tuyển sinh liên tục các khóa học: 

▪️ Kinh Dịch

▪️ Phong Thủy Nhà Cửa, Phong Thủy  Âm Trạch

▪️ Kỳ Môn Độn Giáp

▪️ Bát Tự

▪️ Nhân Tướng học

▪️ Thần Số học

▪️ Xem ngày Tốt Xấu

Ứng Dụng Vật Phẩm Phong Thủy Cải Biến Vận Mệnh

▪️ Chuyên gia Phong Thủy, Đào tạo hành Nghề Phong Thủy Cấp Tốc

▪️ Và các khóa học theo yêu cầu, tư vấn phong thủy cho cá nhân, doanh nghiệp…

Master Nguyễn Tuấn Cường

Thành viên Ban Lãnh Đạo của Viện Nghiên cứu những bí ẩn Vũ trụ và Văn hóa phương Đông.

Cố vấn phong thủy cho các thành viên cấp cao:

▪️ Trung Ương Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam

▪️ Viện Ứng Dụng Sức Khỏe Bách Niên Trường Thọ Richs Việt Nam

▪️ Tổ Chức Niên Lịch và Thành Tựu Việt Nam

▪️ Tổ Chức Kỷ Lục Người Việt Toàn Cầu

Sáng lập và điều hành Học Viện Phong Thủy Minh Việt (Học Viện Phong Thủy Nam Việt cũ)

Hotline: 0973 065 391

Website: https://phongthuyminhviet.com/

Youtube: https://www.youtube.com/hocvienphongthuyminhviet

Tiktok: https://www.tiktok.com/@mastertuancuong/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *