Không biết từ khi nào, ngày lễ ông Công ông Táo đã tồn tại trong văn hoá của Việt Nam, truyền từ xa xưa đến tận ngày nay.
Ngày lễ Ông Công ông Táo là gì? Bạn đã hiểu đúng về ngày này chưa?
Học viện Phong thuỷ Minh Việt chúng tôi xin gửi đến Quý anh chị bài viết này như một lời tri ân đến những người đã theo dõi chúng tôi thời gian qua.
1. Ông Công Ông Táo là ai?
Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của đạo lão Trung Quốc, nhưng khi được tiếp nhận vào văn hoá Việt nam, đã chuyển hoá thành sự tích một bà – 2 ông chính là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.
Ông táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó với niềm tin của gia chủ, ông còn ngăn cản sự xâm phạm của quỷ ma, thế lực xấu ở ngoài nhà, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, hạnh phúc, sau đó mới đến ý nghĩa thờ “thần Bếp núc” chuyên cai quản việc bếp núc.
Nhưng chỉ cần tinh ý một chút, quý anh chị sẽ nhận thấy đây chính là biểu tượng của Kiềng ba chân – vật dụng cần thiết và không bao giờ có thể thiếu trong mỗi căn bếp của người Việt xưa – tượng trưng cho sự ấm no, đầy đủ, có cơm ăn áo mặc. Đây cũng chính là mong ước của mỗi gia đình từ xưa đến nay.
Ông Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết tất cả mọi chuyện tốt xấu của mọi người, nên để cho vua bếp phù hộ cho gia đình sang năm mới gặp được nhiều điều may mắn, người Việt đã làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng – là một dạng lấy lòng, sửa soạn tươm tất cho cả gia đình và Ông Táo của mỗi nhà đều được hãnh diện.
2. Mâm lễ tiễn ông Công ông Táo
Ông Táo về trời sẽ tâu bẩm với Ngọc Hoàng về những việc đúng sai của đương gia trạch chủ mà mình quản lý, việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời, sau khi làm lễ xong, các gia đình thường đem ra sông hay ra ao thả. Bởi ngụ ý “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”, cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.
Ngoài ra, người việt còn cúng phương tiện đi kèm để các ông, bà Táo có phương tiện về chầu trời – mà tuỳ vào vị trí địa lý mà mỗi nơi lại khác nhau. Ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa rồng” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời.
Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.
Miền Nam thì lễ vật đơn giản, họ chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.
Thời gian làm lễ: Thường là ngày 23/12 âm lịch hàng năm. Táo quân sẽ xuất phát chậm nhất từ ngày 23 tháng chạp và trở lại hạ giới vào đêm giao thừa, tiếp tục quản lý công việc trông coi cửa nhà và gia đình trạch chủ.
Vì thế, vào ngày này, người dân sẽ làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Ngoài ra, đây cũng là dịp để mọi người trở về nhà để sum họp, quây quần sau một năm làm việc vất vả.
Mâm cúng ông Công ông Táo gồm:
- 1 bộ đồ cho Thổ công;
- 1 bộ ông Công ông Táo; một mũ cho nữ và hai mũ cho nam; 3 bộ áo, hài, tiền vàng;
- Hương thơm, hoa, trà, rượu, nước sạch, đèn cầy, thuốc lá, chè, trầu cau tươi, ngũ quả.
- Đồ mặn: gà luộc, giò, bánh chưng, cơm, xôi, canh măng… Tuỳ vào địa phương mà chúng ta sẽ có những mâm lễ với lễ vật khác nhau.
3. Bài lễ dành cho Ông Công ông Táo:
Bài lễ, cúng lễ như thế nào các bạn có thể đặt mua sách Văn Khấn tại Học Viện Phong Thủy Minh Việt.
Sách Tuyển tập VĂN KHẤN và hướng dẫn sắm lễ, chọn ngày chọn giờ cúng dễ hiểu, dễ vận dụng. Đây là cẩm nang khó bỏ qua trong các dịp cúng bái tại gia nhất là với người trẻ không rành về phong tục thờ cúng.
Trong quyển này chi tiết các dịp cúng như:
1. Cúng khai trương.
2. Cúng động thổ, nhập trạch.
3. Cúng Giải hạn: Tam Tai, Thái Bạch, La Hầu, Kế Đô…
4. Cúng đầy tháng, thôi nôi…
5.Cúng Giao Thừa, Đầu năm….
Và rất nhiều lễ cúng khác…
4. Bao sái bát hương và dọn dẹp ban thờ
Sau khi Táo Quân đã nhận đủ lễ vật từ gia chủ, ông sẽ lập tức lên đường về Trời, trong thời gian này, các gia đình có thể thực hiện các nghi thức dọn dẹp ban thờ, tẩy uế, lau dọn và rút tỉa chân nhang mà không sợ động bát hương để đón các ngài quay lại vào đêm 30.
Lễ rút chân nhang: Rút chân nhang từng cái, từ ngoài vào trong theo ngược chiều kim đồng hồ để tránh việc làm ảnh hưởng đến cốt ở dưới. Nên để lại chân nhang của năm cũ 3-5-7-9, số lẻ của chân nhang cũ.
Sau khi rút chân nhang cũ, nên đốt cùng với phần lễ vật tiền vàng dâng khi lễ khi nãy.
Quý anh chị nên sử dụng khăn sạch mới để lau ban thờ, nước sạch thơm sẽ giữ trang trọng và tẩy đi hết uế khí, điều đen đủi của năm cũ.
Trong bát nhang của ông táo, chúng ta cũng nên bỏ vào 1 bộ Cốt Thất Bảo để mang đến sự sung túc, thịnh vượng cho cả gia đình.
Cốt Thất Bảo và Nước lau ban thờ đều được Học Viện Phong thuỷ Minh Việt cung cấp, với công thức riêng từ các vị thảo mộc tự nhiên, đảm bảo sẽ giúp cho ban thờ nhà bạn có nhiều may mắn, sạch sẽ và chiêu thêm tài lộc cho gia đình trong năm mới.
___________________________________________
Hiện tại, Học Viện Phong Thủy Minh Việt tuyển sinh liên tục các khóa học:
▪️ Kinh Dịch
▪️ Phong Thủy Nhà Cửa, Phong Thủy m Trạch
▪️ Kỳ Môn Độn Giáp
▪️ Bát Tự
▪️ Nhân Tướng học
▪️ Thần Số học
▪️ Xem ngày Tốt Xấu
Ứng Dụng Vật Phẩm Phong Thủy Cải Biến Vận Mệnh
▪️ Chuyên gia Phong Thủy, Đào tạo hành Nghề Phong Thủy Cấp Tốc
▪️ Và các khóa học theo yêu cầu, tư vấn phong thủy cho cá nhân, doanh nghiệp…
—
Master Nguyễn Tuấn Cường
Thành viên Ban Lãnh Đạo của Viện Nghiên cứu những bí ẩn Vũ trụ và Văn hóa phương Đông.
Cố vấn phong thủy cho các thành viên cấp cao:
▪️ Trung Ương Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam
▪️ Viện Ứng Dụng Sức Khỏe Bách Niên Trường Thọ Richs Việt Nam
▪️ Tổ Chức Niên Lịch và Thành Tựu Việt Nam
▪️ Tổ Chức Kỷ Lục Người Việt Toàn Cầu
Sáng lập và điều hành Học Viện Phong Thủy Minh Việt (Học Viện Phong Thủy Nam Việt cũ)
—
Hotline: 0973 065 391
Website: https://phongthuyminhviet.com/
Youtube: https://www.youtube.com/hocvienphongthuyminhviet
Tiktok: https://www.tiktok.com/@mastertuancuong/