Một số ứng dụng của ngũ hành trong đời sống 

Thuyết ngũ hành bao gồm các quy luật về mối quan hệ tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc. Tất cả các yếu tố này đều tồn tại song hành, dựa trên sự tương tác qua lại lẫn nhau. Các mối quan hệ tồn tại vừa giúp đỡ, vừa đối kháng với nhau, để cùng phát triển và thể hiện quy luật vận động của thế giới.

Ngũ hành là gì?

Theo triết học Trung Hoa Cổ đại, quan niệm vạn vật trên trái đất đều được phát sinh từ 5 yếu tố cơ bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong môi trường tự nhiên, 5 yếu tố này được gọi là ngũ hành. Cho đến tận cuộc sống ngày nay, ngũ hành vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự vận động và phát triển của đời sống con người.

Các quy luật trong ngũ hành mà bạn nên biết
Các quy luật trong ngũ hành mà bạn nên biết

Một số ứng dụng của ngũ hành trong đời sống của người Việt Nam

Ẩm Thực 

Người Việt Nam chúng ta phân biệt món ăn theo năm mức độ hay còn gọi là năm mức âm dương ứng với ngũ hành, luật âm dương bù trừ và chuyển hóa được tuân thủ nghiêm ngặt trong hầu hết các món ăn ngay từ khâu chế biến. Người Việt chia thức ăn ra năm mức âm dương tương ứng với ngũ hành:- Thực phẩm có tính Hàn (lạnh), âm thịnh ứng với hành Thuỷ- Thực phẩm có tính Nhiệt (nóng),dương   (thịnh)   ứng   với   hành Hoả-  Thực   phẩm  có   tính  Ôn   (âm), dương ít ứng với hành Mộc- Thực phẩm có tính Lương (mát),âm ít ứng với hành Kim- Thực phẩm có tính Bình (trung tính) ứng với hành Thổ. 

Ẩm thực Việt rất nghiêm ngặt cũng rất chú trọng theo quy luật âm dương, bù trừ và chuyển hóa khi chế biến món ăn.  Người Việt có thói quen sử dụng rất nhiều loại gia vị, gia vị giúp kích thích dịch vị, dậy lên mùi thơm của món ăn, ngoài ra còn chứa kháng sinh thực vật giúp bảo quản thức ăn,hạn chế sự sinh sôi nảy nở của các vi sinh vật, điều hòa âm dương, hàn nhiệt trong thức ăn. Khi chế biến còn kết hợp rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau một cách hài hòa theo quy tắc âm dương ngũ hành để món ăn trở nên ngon và hấp dẫn hơn. Ngoài ra còn tùy theo vùng miền mà cách chế biến món ăn được thay đổi theo khẩu vị cũng như tính linh hoạt trong quy tắc âm dương ngũ hành nhằm đảm bảo sự cân bằng âm dương giữa con người và môi trường.

Người Việt chúng ta cũng thường có thói quen ăn uống theo khí hậu và theo mùa: – Mùa hè nóng nực mang tính nhiệt – hành hoả thì ăn các loại thức ăn tính hàn (mát) , có nước (âm-hành thuỷ), vị chua (âm) dễ ăn, dễ tiêu hoá, giải nhiệt. Mùa đông lạnh mang tính hàn (âm) ăn các loại thức ăn khô, nhiều mỡ, cay nồng như các món chiên, xào để vừa ngon vừa làm ấm cơ thể. Theo quan niệm của người Việt, con người mắc bệnh là do sự mất cân bằng âm dương của cơ thể, và thức ăn thường lại chính là liều thuốc hữu hiệu cho sự mất cân bằng âm dương ấy, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng

Nội dung cơ bản của học thuyết ngũ hành
Nội dung cơ bản của học thuyết ngũ hành

Trang phục

Theo phong thuỷ, màu sắc trang phục đóng một vai trò không nhỏ trong việc cân bằng, hỗ trợ và điều hoà yếu tố âm dương – ngũ hành. Mỗi một hành theo phong thủy sẽ mang một hành trong Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy,Hỏa, (Thổ) và mỗi hành ấy lại có một màu sắc riêng cho mình, liên quan đến màu sắc của hành khác theo cơ chế sinh – khắc trong Hai hành. Với việc hoạt động theo quy tắc khắc – sinh thì việc mặc đồ màu gì cũng sẽ ảnh hưởng đến vận của mình có thể là xui xẻo, hoặc may mắn. Mặc cùng màu và hợp mệnh sẽ gặp nhiều may mắn, tiền tài, thuận lợi trong công việc. 

Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong phong thủy cũng như cân bằng mọi thứ trong cuộc sống. Đặc biệt là đối với những người làm văn phong,làm ăn lớn trong các dự án thì việc áp dụng quy tắc ngũ hành vào là một điều tất yếu. Về nguyên tắc, chọn các màu của hành sinh cho hành bản mệnh. 

Bên cạnh đó màu của hành tương hòa với hành bản mệnh. Nếu không, có thể chọn màu của hành bị hành bản mệnh khắc cũng được. Và ngược lại, sẽ kỵ các màu của hành khắc hành bản mệnh, thứ hai là màu của hành được hành bản mệnh sinh cho, vì khi sinh cho hành khác hành bản mệnh phải tiết khí nên bị suy yếu. Màu sắc  phù hợp với các mệnh cụ thể như sau: 

Mệnh Kim: Mặc đồ có màu trắng, xám, sửa hay học sẽ thuận lợi trong làm ăn, buôn bán. Ngoài ra, có thể lựa chọn những tông màu khác như vàng, nâu (Thổ), nên tránh đỏ, cam (mệnh Hỏa) tương khắc.Mệnh Mộc: Nên chọn những bộ đồ có thiên hướng xanh lá cây. Hoặc lựa chọn  những màu như đen, xanh nước biển (mệnh Thủy) để phối cùng cũng rất tốt. Đối với người mệnh Mộc thì tránh các màu như xám, ghi(mệnh Kim) tương khắc.

Mệnh Hỏa: Người mệnh này mặc đồ có màu đỏ, hồng, tím, cam (màu tương hợp) sẽ hợp và thuận lợi cho công việc, ngoài ra, có thể lựa chọn màu xanh lá cây (mệnh Mộc). Nên tránh các màu như xanh biển, xanh da trời (mệnh Thủy) tương khắc.

Mệnh Thổ: Nên chọn mặc đồ có màu vàng, nâu (màu tương hợp) sẽ rất hợp và thuận lợi cho công việc. Bên cạnh đó người mệnh Thổ cũng có thể lựa chọn những tông màu khác như đỏ, hồng, tím, cam (mệnh Hỏa) cũng rất tốt. Và tránh những màu như xanh lá (mệnh Mộc) tương khắc.

Mệnh Thủy: Người mệnh Thuỷ sẽ rất thành công, thuận lợi trong công việc, cũng như may mắn nếu chọn để có màu xanh nước biển, đen. Ngoài mặc cùng những trang sức, giày dép có màu trắng, xám, ghi (mệnh Kim) cũng rất tương thích. Ngược lại tránh các màu như nâu (mệnh thổ) tương khắc.

Các mệnh tương sinh là gì?
Ứng dụng ngũ hành trong đời sống

Hôn nhân

Nhẫn cưới

Những kỷ vật trong chuyện hôn   nhân   cũng   biểu   hiện   rất nhiều   triết   lý   âm   dương   ngũ hành. Nhẫn cưới là một vòng tròn khép kín, không có điểm dừng và điểm kết thúc. Nó biểu hiện cho một thái cực hoàn chỉnh có âm có dương, một dành cho nam, một dành  cho  người  nữ. Nhẫn  cưới thường có màu vàng hoặc trắng, biểu thị cho một tình yêu luôn vàng son,trong sáng và đẹp đẽ nhất. Nhiều khi nhẫn còn đính thêm kim cương như biểu thị cho vẻ đẹp bất tử, trường tồn của tình yêu hay hạnh phúc gia đình

Sính lễ

Trầu   cau   là   thứ   lễ   vật không  thể thiếu trong các đám cưới của người Việt Nam chúng ta. Nó vừa là sính lễ và cũng là một cách để nhắc nhở con người ta về một tích xưa, có mối lương duyên vợ chồng hạnh phúc ở đó là sự keo sơn gắn bó, không chia lìa. Miếng trầu thể hiện tín ngưỡng phồn thực, âm dương ngũ hành sâu sắc, có cau ắt có trầu, có vôi có chay, có một thế giới màu sắc đẹp tươi, có ngọt có bùi có cay có nồng… Với người Trung Hoa,Bánh Phu Thê được coi là đặc trưng của hôn nhân. Bánh làm bằng đường trắng, dừa, đậu xanh và các hương ngũ vị…. Được bọc bằng hai khuôn (làm bằng lá cau hay lá dừa) hình vuông úp khít vào nhau. Đó là biểu tượng của triết lý âm dương (vuông tròn) và ngũ hành (ruột dừa trắng, nhân đậu vàng,rắc vừng đen, khuôn lá xanh, buộc lạt đỏ) biểu tượng cho sự vẹn toàn, hòa hợp – hòa hợp của đất trời và của con người.

Các triết lý khoa học của âm dương ngũ hành đã ăn sâu vào người việt trong cả tín ngưỡng, lễ hội, hôn nhân…tất cả những yếu tố đó được người việt tích lũy từ ngàn xưa tạo nên bản sắc văn hóa vô cùng độc đáo.

>> Xem thêm: Những điều nên biết về ngũ hành tương sinh

___________________________________________

Hiện tại, Học Viện Phong Thủy Minh Việt tuyển sinh liên tục các khóa học: 

▪️ Kinh Dịch

▪️ Phong Thủy Nhà ở, Phong thuỷ Âm trạch

▪️ Kỳ Môn Độn Giáp

▪️ Bát Tự

▪️ Nhân Tướng học

▪️ Thần Số học

▪️ Xem ngày Tốt Xấu

Ứng Dụng Vật Phẩm Phong Thủy Cải Biến Vận Mệnh

▪️ Chuyên gia Phong Thủy, Đào tạo hành Nghề Phong Thủy Cấp Tốc

▪️ Và các khóa học theo yêu cầu, tư vấn phong thủy cho cá nhân, doanh nghiệp…

Master Nguyễn Tuấn Cường

Thành viên Ban Lãnh Đạo của Viện Nghiên cứu những bí ẩn Vũ trụ và Văn hóa phương Đông.

Cố vấn phong thủy cho các thành viên cấp cao:

▪️ Trung Ương Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam

▪️ Viện Ứng Dụng Sức Khỏe Bách Niên Trường Thọ Richs Việt Nam

▪️ Tổ Chức Niên Lịch và Thành Tựu Việt Nam

▪️ Tổ Chức Kỷ Lục Người Việt Toàn Cầu

Sáng lập và điều hành Học Viện Phong Thủy Minh Việt (Học Viện Phong Thủy Nam Việt cũ)

Hotline: 0973 065 391

Website: https://phongthuyminhviet.com/

Youtube: https://www.youtube.com/hocvienphongthuyminhviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *