Lễ Tất Niên – hiểu và lễ cho đúng

Tất niên là một trong những phong tục cổ truyền lâu đời không thể thiếu của mỗi gia đình Việt Nam trước thời khắc đón chào năm mới. Gần cuối năm, các công ty, doanh nghiệp và cả gia đình thường tổ chức các lễ tất niên rất hoành tráng và vui vẻ. Vậy tất niên chính xác là gì, ở mỗi vùng miền có gì độc đáo, khác biệt? Hãy cùng phong thuỷ Minh Việt tìm hiểu rõ hơn trong bài hôm nay.

1. Lễ tất niên là gì

Theo nghĩa Hán Việt thì “tất” có nghĩa là hết, hoàn thành, xong; Còn “niên” có nghĩa là năm. Vì thế, “tất niên” được hiểu đơn giản là kết thúc một năm. Vì thế, cúng tất niên, lễ tất niên, tiệc tất niên là một phong tục của người Việt nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới.

Theo truyền thống, tiệc tất niên thường là 2 mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một mâm cúng trời đất – thiên địa ở khoảng sân trước nhà của gia chủ. Sau khi làm lễ cúng tất niên, mọi người trong gia đình sẽ quầy tụ bên nhau ăn bữa tối.

Nhưng ngày nay, các công ty doanh nghiệp cũng xem tất niên là một mốc thời gian khá quan trọng, họ thường tổ chức các tiệc tất niên để các các đồng nghiệp trong cơ quan, mà ngày thường có thể ít dịp gặp nhau mà tụ họp lại giao lưu và tổng kết lại những thành quả trong một năm đã qua của họ. Các buổi tiệc tất niên có thể diễn ra ở nhà hàng hoặc nơi sinh hoạt chung của công ty. 

Mâm cơm tất niên ngày cuối năm mang một ý nghĩa tư tưởng truyền thống vô cùng sâu sắc của người Việt. Theo quan niệm truyền thống từ xa xưa được truyền lại, đây là bữa cơm cuối cùng của một năm – được coi như một lời tiễn biệt với năm cũ. 

Ngoài ra còn một ý nghĩa nữa trong mâm cơm tất niên, đó chính là việc đón rước ông Công ông Táo trở về nhà gia chủ, tiếp tục chăm lo công việc trong gia đình sau khi đã lên thiên đình báo cáo với Ngọc hoàng từ ngày 23 tháng 12.

Ngoài ra, mâm cơm tất niên cũng là để con cháu bày tỏ lòng thành kính, hiếu thảo đối với ông bà tổ tiên, những người đã khuất. Tại một số địa phương của Việt Nam, vào ngày làm lễ tất niên này, con cháu thường sẽ ra mộ ông bà tổ tiên và những người đã khuất để thắp nhang, mời họ về nhà cùng ăn Tết với gia đình.

2. Lễ Tất niên – Nên chuẩn bị như thế nào? 

Lễ Tất niên là một văn hóa vô cùng quan trọng trong dịp Tết cổ truyền của người Việt. Các bữa ăn tất niên, liên hoan tất niên thường diễn ra vào những ngày cuối âm lịch, từ ngày 29 tháng Chạp nếu là năm thiếu hoặc sang ngày 30 tháng Chạp nếu là năm đủ. Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều và buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên sau đó dọn tiệc mời khách đến dự.

Trong tiệc tất niên, mọi người thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùng đón giao thừa và mừng năm mới. Các thành viên trong gia đình sẽ tận hưởng không khí ấm cúm sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống. Bữa tiệc tất niên cùng gia đình còn để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và tổ tiên. Khi ăn xong mâm cơm tất niên, mọi người sẽ bỏ qua những chuyện muộn phiền, hờn giận, không vui để chuẩn bị sẵn sàng đón một năm mới với nhiều sự tốt lành, may mắn sắp tới.

3. Đồ lễ

  • Sắp dọn bàn thờ: Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, với 1-3 bát hương bao gồm thần linh thổ địa, bà cô ông mãnh và gia tiên ông bà ông vải. Cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau tùy theo từng nhà. 
  • Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, ghi nhận công đức của tiền nhân và bày tỏ lòng thành kính của con cháu đời sau –  là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, Mặt Trăng và hương là tinh tú. Phía sau hai cây đèn thường có hai cành hoa cúc với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Có nhà cũng cắm “cành vàng lá ngọc” (một loại hàng mã) với sự cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc và buôn bán lãi gấp nhiều lần năm trước. Ở giữa có trục “vũ trụ” chính là bát hương của gia đình. Nhiều gia đình đặt xen hai cái đĩa giữa đèn và hương để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó). Trước bát hương để một phiên lễ có 3 hoặc 5 cốc nước sạch, nhỏ để làm lễ tế. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu và dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới. Địa gạo muối nhỏ, cốc rượu nhỏ và chén nước chè.
  • Đất nước Việt Nam trải dài theo mảnh đất hình chữ S, qua rất nhiều mảnh đất, vị trí địa lý khác nhau, đây cũng là lý do vì sao lại có đến 54 dân tộc anh em trong đất nước chúng ta. 
  • Sự phân hoá về địa lý này hình thành 3 miền chính gồm Bắc, Trung, Nam. Mỗi vùng miền lại có một mâm lễ khác nhau:
  • Mâm lễ của người miền Bắc: thực đơn tất niên tại nhà của người miền Bắc đã được rút gọn còn 4 đĩa, 4 bát gồm: Giò heo hầm măng, thịt lợn luộc hoặc rang, gà luộc, miến, canh mọc, giò lụa hoặc nem rán, bánh chưng.

Ngoài những món ăn kể trên thì nhiều gia đình còn biến tấu thực đơn tất niên tại vẫn mang đậm hương vị đặc trưng của miền Bắc như nộm chua ngọt, thịt đông…

  • Mâm lễ của người miền Nam: Do thời tiết nóng quanh năm tại miền Nam nên những món ăn ưu tiên là món nguội như: Bánh tét ăn kèm củ cải ngâm nước mắm, Thịt kho hột vịt, Canh khổ qua nhồi thịt, canh măng, thịt lợn quay, chả giò, củ kiệu, nem rán, dưa giá, …
  • Mâm lễ của người miền Trung: Bánh chưng, bánh tét, giò lụa Huế, thịt đông, giá chua, chả, gà bóp rau răm, dưa góp, thịt lợn luộc, cá rán hoặc nem rán, miến Huế, canh măng…

Đương nhiên, đây chỉ là chung chung thôi, còn mỗi địa phương, thậm chí mỗi nhà cũng có sự khác biệt nhau.

4. Bài lễ ngày Tất niên

Người làm lễ có thể là trạch chủ: nam hoặc nữ. Trang phục chỉnh về, tươm tất, sạch sẽ. Sau đó sẽ vào bài lễ.

Bài lễ, cúng lễ như thế nào các bạn có thể đặt mua sách Văn Khấn tại Học Viện Phong Thủy Minh Việt. 

Sách Tuyển tập VĂN KHẤN và hướng dẫn sắm lễ, chọn ngày chọn giờ cúng dễ hiểu, dễ vận dụng. Đây là cẩm nang khó bỏ qua trong các dịp cúng bái tại gia nhất là với người trẻ không rành về phong tục thờ cúng.

Trong quyển này chi tiết các dịp cúng như:

1. Cúng khai trương.

2. Cúng động thổ, nhập trạch.

3. Cúng Giải hạn: Tam Tai, Thái Bạch, La Hầu, Kế Đô…

4. Cúng đầy tháng, thôi nôi…

5,Cúng Giao Thừa, Đầu năm….

Và rất nhiều lễ cúng khác…

____________________________

Hiện tại, Học Viện Phong Thủy Minh Việt tuyển sinh liên tục các khóa học: 

▪️ Kinh Dịch

▪️ Phong Thủy Nhà Cửa, Phong Thủy  m Trạch

▪️ Kỳ Môn Độn Giáp

▪️ Bát Tự

▪️ Nhân Tướng học

▪️ Thần Số học

▪️ Xem ngày Tốt Xấu

Ứng Dụng Vật Phẩm Phong Thủy Cải Biến Vận Mệnh

▪️ Chuyên gia Phong Thủy, Đào tạo hành Nghề Phong Thủy Cấp Tốc

▪️ Và các khóa học theo yêu cầu, tư vấn phong thủy cho cá nhân, doanh nghiệp…

Master Nguyễn Tuấn Cường

Thành viên Ban Lãnh Đạo của Viện Nghiên cứu những bí ẩn Vũ trụ và Văn hóa phương Đông.

Cố vấn phong thủy cho các thành viên cấp cao:

▪️ Trung Ương Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam

▪️ Viện Ứng Dụng Sức Khỏe Bách Niên Trường Thọ Richs Việt Nam

▪️ Tổ Chức Niên Lịch và Thành Tựu Việt Nam

▪️ Tổ Chức Kỷ Lục Người Việt Toàn Cầu

Sáng lập và điều hành Học Viện Phong Thủy Minh Việt (Học Viện Phong Thủy Nam Việt cũ)

Hotline: 08 4531 4531

Website: https://phongthuyminhviet.com/

Youtube: https://www.youtube.com/hocvienphongthuyminhviet

Tiktok: https://www.tiktok.com/@mastertuancuong/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *