mục lục sách ý nghĩa 64 quẻ kinh dịch - Tập 1

Kinh Dịch là gì?
Kinh Dịch (giản thể: 易经; phồn thể: 易經, bính âm: Yì Jīng) là bộ sách kinh điển của đất nước Trung Hoa và đã được công nhận là tác phẩm văn học phi vật thể, trở thành văn hóa của quốc gia này, là một trong “Ngũ Kinh” của Trung Hoa, một hệ thống tư tưởng triết học của người Trung Quốc cổ đại.
Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch). Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống các số, quẻ số dùng để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh, …
Kinh (經 jīng) có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Trung từ Kinh có gốc gác từ “quy tắc” hay “bền vững”, hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những quy luật của tạo hóa, không thay đổi theo thời gian.
Dịch (易 yì) có nghĩa là “thay đổi” của những thành phần bên trong một vật thể nào đó mà trở nên khác đi.
Khái niệm ẩn chứa sau tiêu đề này là rất sâu sắc. Nó có ba ý nghĩa cơ bản có quan hệ tương hỗ như sau:
- Bất dịch – bản chất của thực thể. Vạn vật ở tại trong thế giới, vũ trụ này là luôn thay đổi, tuy nhiên trong những thay đổi đó luôn luôn tồn tại nguyên lý bền vững – quy luật trung tâm – là không hề đổi theo không gian hay thời gian.
- Biến dịch – hành vi của mọi thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là liên tục thay đổi. Nhận thức được điều này con người có thể hiểu được tầm quan trọng của sự mềm dẻo trong cuộc sống và có thể trau dồi những giá trị đích thực để có thể xử sự trong những tình huống khác nhau.
- Giản dịch – thực chất của mọi thực thể trong vũ trụ. Quy luật nền tảng của mọi thực thể trong vũ trụ là hoàn toàn rõ ràng và đơn giản, không hề cần biết là biểu hiện của nó là khó hiểu hay phức tạp.
Tóm lại:
Vì biến dịch, cho nên có sự sống.
Vì bất dịch, cho nên có trật tự của sự sống.
Vì giản dịch, nên con người có thể quy tụ mọi biến động sai biệt thành những quy luật để tổ chức đời sống xã hội.
Khái luật của Kinh Dịch: Rất huyền vi là Lý, rất tỏ rõ là Tượng, thể chất và công dụng vẫn là một nguồn, huyền vi và tỏ rõ không hề cách nhau, xem sâu trong sự hội thông, để thi hành điển lễ của nó, thì Lời không có cái gì không đủ. Cho nên kẻ khéo học dịch, tìm kiếm về Lời, phải tự chỗ gần trước đã. Nếu mà khinh rẻ chỗ gần thì không phải là kẻ biết nói Kinh Dịch. Còn sự do Lời mà biết được Ý thì cốt ở con người.
Lưỡng nghi: Lưỡng Nghi là khởi nguồn của Kinh Dịch, đó là Âm và Dương, Dương được ghi lại bằng vạch liền (-) còn Âm vạch cách đoạn (–)

Tứ Tượng
Tượng là dùng hai Nghi chồng lên nhau và đảo chỗ, vì thế được Tứ Tượng. Tứ tượng là 4 tượng, bao gồm: thái dương, thiếu dương, thái âm và thiếu âm. Đây chính là khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong vũ trụ cũng như từng tế bào, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong dương có mầm mống của âm và ngược lại.
Quẻ đơn: Tứ Tượng chỉ có hai vạch chồng lên nhau, người ta chồng tiếp một vạch nữa lên (là có ba vạch). Được tám hình thái khác nhau gọi là Bát Quái (quẻ đơn)
Quẻ kép: Quẻ kép (còn gọi là trùng quái) là đem những quẻ đơn chồng lên nhau, được sáu mươi tư hình thái khác nhau, đó là Sáu mươi tư quẻ.
Lục hào là gì?
Lục hào là hình tướng của Kinh dịch, sử dụng quẻ gồm Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, ghép với nhau tổng cộng có 64 quẻ. Môĩ quẻ đều có sáu hào tổng cộng là 384 hào cái. Lại thêm ngũ hành, địa chi, lục thân, lục thần, kết hợp nhiều quẻ tượng mà đến đây liền có thể mô phỏng ngàn vạn nhân gian.
Các quẻ từ số 01 đến số 30 được gọi là Thượng Kinh, bắt đầu với hai quẻ Càn (trời), Khôn (đất) nên phần này đôi khi gọi là “đạo của Trời Đất”.
Các quẻ từ số 31 đến số 64 được gọi là Hạ Kinh, bắt đầu với hai quẻ Hàm (tình yêu), Hằng (vợ chồng) nên phần này đôi khi gọi là “đạo của vợ chồng”.
Lục hào nói một cách dễ hiểu là một phương pháp thông qua các quẻ của hào thế dùng để đoán sự việc, sự vật, người nào đó, chuyện gì đó của tương lai, nó còn có thể phản ứng và cung cấp thêm nhiều tin tức.
Khi gieo quẻ thì chúng ta sẽ gieo đài hào 6 lần ứng với các hào âm – hào dương. Chúng có sự sắp xếp để tạo thành một quẻ. Sau khi gieo được quẻ quái, chúng ta sẽ tiến hành phân tích.
Trong quẻ lại sinh ra lục thân: Huynh đệ, Phụ mẫu, Quan quỷ, Thê tài, Tử tôn và chính bản thân ta. Quan hệ lục thân dùng để suy diễn sự tương sinh tương khắc/ khắc chế giữa các sự vật, sự việc. Do đó, lục thân có thể bao hàm rất nhiều ý nghĩa chứ không thể chỉ hiểu bằng một lớp nghĩa trên mặt chữ, ở đây hãy coi nó là một loại ký hiệu của lục hào.
Ở mỗi hào vị khác nhau, lục thân lại có những ý nghĩa khác nhau, được xác định trên mối quan hệ sinh – khắc, ngũ hành, và thuộc tính của chính cung quẻ chính.
Lục hào cũng được dùng để hình dung cho lục thú: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Câu Trần, Đằng Xà, Huyền Vũ, Bạch Hổ.
Trong đó, Đằng Xà – còn được biết đến với tên Trình Xà, Huyền Vũ còn được gọi là Nguyên Vũ. Trong dự đoán lục hào, lục thần nào chính là một căn cứ dùng để phán đoán nguyên nhân, tính chất, quá trình sự việc nhưng không có khả năng tham gia vào việc luận đoán cát hung của sự việc.
Trong 64 quẻ quái, tồn tại tất cả các ý nghĩa về cuộc sống, nhân sinh, hiện tượng, con người, thiên nhiên, vũ trụ, sự biến đổi, thay đổi, … giúp con người hiểu rõ hơn về cuộc sống của thế giới tam quan, từ đó quán triệt sự tương quan giữa các sức mạnh tiềm ẩn trong vũ trụ, thậm chí những quẻ này còn cho chúng ta biết đến quan hệ nhân quả.
Bộ sách Ý nghĩa 64 quẻ kinh dịch bao gồm 2 quyển, quyển 1: đề cập và phân tích kỹ ý nghĩa của từng quẻ quái, bao gồm Kiến thức đại cương về học thuật Kinh dịch, thuộc Thượng Kinh.
Học viện Phong thủy Minh Việt xin giới thiệu đến với Quý độc giả và học viên kiến thức của tập 1.
Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá để cùng sửa đổi, giúp cho Học viện ngày càng phát triển.
Trân trọng!
SOẠN GIẢ SÁCH - CHUYÊN GIA PHONG THỦY NGUYỄN TUẤN CƯỜNG

Thầy Nguyễn Tuấn Cường là một trong ít bậc thầy tại Việt Nam tinh thông nhiều trường phái phong thủy, kinh dịch khác nhau, kể cả Tam Thức là Kỳ Môn, Lục Nhâm, Thái Ất, những bộ môn ngày xưa chỉ có Vua và Hoàng Tộc mới được học.
Là tác giả và biên tập, tổng hợp hơn 50 đầu sách về Kinh Dịch, Phong Thủy…
Bên cạnh đó, nhờ lợi thế là 1 kỹ sư Kinh Tế Xây Dựng & Quản lý Dự án, làm việc trong những tập đoàn nước ngoài có tên tuổi (như Apave Châu Á & Thái Bình Dương, Meinhardt), thầy đã tham gia vào nhiều dự án đặc biệt lớn tại Việt Nam như: Vinhomes Central Park, Saigon Peard, Vietcombank tower, Lữ Gia Plaza, Cao ốc Tùng Thảo, Khách sạn Dâu Tằm Tơ,…
Qua quá trình được truyền thụ kiến thức từ nhiều thầy khác nhau, cũng như nghiên cứu nhiều bộ môn khác nhau đã giúp thầy chắt lọc được những tinh hoa của từng trường phái để đúc rút cho mình những kiến thức chuẩn mực nhất, từ đó áp dụng hiệu quả nhất cho gia chủ, cũng như giảng dạy lại cho các học viên theo học những kiến thức đúng đắn và chính xác nhất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.