mục lục sổ tay kinh dịch


Kinh Dịch (giản thể: 易经; phồn thể: 易經, bính âm: Yì Jīng) là bộ sách kinh điển của đất nước Trung Hoa và đã được công nhận là tác phẩm văn học phi vật thể, trở thành văn hóa của quốc gia này, là một trong “Ngũ Kinh” của Trung Hoa, một hệ thống tư tưởng triết học của người Trung Quốc cổ đại.
Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch). Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống các số, quẻ số dùng để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh, …

Kinh (經 jīng) có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Trung từ Kinh có gốc gác từ “quy tắc” hay “bền vững”, hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những quy luật của tạo hóa, không thay đổi theo thời gian.
Dịch (易 yì) có nghĩa là “thay đổi” của những thành phần bên trong một vật thể nào đó mà trở nên khác đi.
Khái niệm ẩn chứa sau tiêu đề này là rất sâu sắc. Nó có ba ý nghĩa cơ bản có quan hệ tương hỗ như sau:
- Bất dịch – bản chất của thực thể. Vạn vật ở tại trong thế giới, vũ trụ này là luôn thay đổi, tuy nhiên trong những thay đổi đó luôn luôn tồn tại nguyên lý bền vững – quy luật trung tâm – là không hề đổi theo không gian hay thời gian.
- Biến dịch – hành vi của mọi thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là liên tục thay đổi. Nhận thức được điều này con người có thể hiểu được tầm quan trọng của sự mềm dẻo trong cuộc sống và có thể trau dồi những giá trị đích thực để có thể xử sự trong những tình huống khác nhau.
- Giản dịch – thực chất của mọi thực thể trong vũ trụ. Quy luật nền tảng của mọi thực thể trong vũ trụ là hoàn toàn rõ ràng và đơn giản, không hề cần biết là biểu hiện của nó là khó hiểu hay phức tạp.
Tóm lại:
Vì biến dịch, cho nên có sự sống.
Vì bất dịch, cho nên có trật tự của sự sống.
Vì giản dịch, nên con người có thể quy tụ mọi biến động sai biệt thành những quy luật để tổ chức đời sống xã hội.
Khái luật của Kinh Dịch: Rất huyền vi là Lý, rất tỏ rõ là Tượng, thể chất và công dụng vẫn là một nguồn, huyền vi và tỏ rõ không hề cách nhau, xem sâu trong sự hội thông, để thi hành điển lễ của nó, thì Lời không có cái gì không đủ. Cho nên kẻ khéo học dịch, tìm kiếm về Lời, phải tự chỗ gần trước đã. Nếu mà khinh rẻ chỗ gần thì không phải là kẻ biết nói Kinh Dịch. Còn sự do Lời mà biết được Ý thì cốt ở con người.
Lưỡng nghi: Lưỡng Nghi là khởi nguồn của Kinh Dịch, đó là Âm và Dương, Dương được ghi lại bằng vạch liền (-) còn Âm vạch cách đoạn (–)
Tứ Tượng
Tượng là dùng hai Nghi chồng lên nhau và đảo chỗ, vì thế được Tứ Tượng. Tứ tượng là 4 tượng, bao gồm: thái dương, thiếu dương, thái âm và thiếu âm. Đây chính là khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong vũ trụ cũng như từng tế bào, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong dương có mầm mống của âm và ngược lại.
Quẻ đơn: Tứ Tượng chỉ có hai vạch chồng lên nhau, người ta chồng tiếp một vạch nữa lên (là có ba vạch). Được tám hình thái khác nhau gọi là Bát Quái (quẻ đơn)
Quẻ kép: Quẻ kép (còn gọi là trùng quái) là đem những quẻ đơn chồng lên nhau, được sáu mươi tư hình thái khác nhau, đó là Sáu mươi tư quẻ.
Học kinh dịch nói thật là để bói, sinh ra kinh dịch là để bói, để dự đoán sự vận hành của vạn vật… Khác với tư duy của các nhà nho áp Kinh Dịch vào đạo xử thế trong xã hội. Mọi người nên chú ý điều này để nghiên cứu được đúng đường đúng lối.
Tại sao lại như vậy, chúng ta bây giờ là con người hiện đại, mỗi người đều có rất nhiều việc phải làm, phải suy nghĩ. Điều này dẫn đến thời gian dành cho việc học kinh dịch của chúng ta thực sự là rất ít.
Chính vì lý do eo hẹp về thời gian, chúng ta phải học phần dụng trước, nắm trước dụng pháp để vận dụng nhuần nhuyễn vào thực tế, từ đấy giúp chúng ta vững tin Kinh Dịch là chuẩn mực, càng kích thích lòng ham học trong mỗi chúng ta. Từ đó chúng ta mới có đủ tâm trí để đi vào tìm hiểu bản thể của Kinh Dịch.
Các bạn hãy nhớ rằng, mấu chốt nhất của Kinh Dịch chính là hệ thống 64 quẻ dịch, thông qua 2 khí âm dương hiển hóa qua 2 vạch liền vạch đứt mà diễn hóa sự phát triển của vạn vật muôn loài…
Học viện Phong thủy Minh Việt xin giới thiệu đến Quý độc giả và Học viên Cuốn sách Sổ tay Kinh dịch – Cuốn sách hệ thống khái quát về Kinh dịch, từ khi nhen nhúm là một bộ môn bói toán cho đến khi trưởng thành, trở thành một bộ môn chiêm tinh học chính xác, được áp dụng rộng rãi trong thế giới hiện đại. Nghiên cứu các phương pháp lấy quẻ, các quẻ trong Kinh dịch – tượng hình và phương pháp giải nghĩa.
Học viện Phong thủy Minh Việt rất mong nhận được ý kiến góp ý của Quý độc giả và các bạn học viên.
Trân trọng!
SOẠN GIẢ SÁCH - CHUYÊN GIA PHONG THỦY NGUYỄN TUẤN CƯỜNG

Thầy Nguyễn Tuấn Cường là một trong ít bậc thầy tại Việt Nam tinh thông nhiều trường phái phong thủy, kinh dịch khác nhau, kể cả Tam Thức là Kỳ Môn, Lục Nhâm, Thái Ất, những bộ môn ngày xưa chỉ có Vua và Hoàng Tộc mới được học.
Là tác giả và biên tập, tổng hợp hơn 50 đầu sách về Kinh Dịch, Phong Thủy…
Bên cạnh đó, nhờ lợi thế là 1 kỹ sư Kinh Tế Xây Dựng & Quản lý Dự án, làm việc trong những tập đoàn nước ngoài có tên tuổi (như Apave Châu Á & Thái Bình Dương, Meinhardt), thầy đã tham gia vào nhiều dự án đặc biệt lớn tại Việt Nam như: Vinhomes Central Park, Saigon Peard, Vietcombank tower, Lữ Gia Plaza, Cao ốc Tùng Thảo, Khách sạn Dâu Tằm Tơ,…
Qua quá trình được truyền thụ kiến thức từ nhiều thầy khác nhau, cũng như nghiên cứu nhiều bộ môn khác nhau đã giúp thầy chắt lọc được những tinh hoa của từng trường phái để đúc rút cho mình những kiến thức chuẩn mực nhất, từ đó áp dụng hiệu quả nhất cho gia chủ, cũng như giảng dạy lại cho các học viên theo học những kiến thức đúng đắn và chính xác nhất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.