Lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng

Trong Văn hoá cổ truyền của Việt Nam có câu “Lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” – ý nghĩa thực tế của dịp lễ rằm tháng Giêng được lưu truyền rất nhiều, dưới đây là nghiên cứu của Học viện Phong thuỷ Minh Việt về ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu

1. Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới, ở đây được hiểu là rằm tháng giêng (15 tháng 1). Trong đó, “Nguyên” mang hàm ý thứ nhất, “Tiêu” nghĩa là đêm. Ngoài ra, Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, nhằm phân biệt với 2 dịp rằm lớn khác là Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy – 15 tháng 7), Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười 15 tháng 10). Người Việt rất coi trọng việc cúng lễ trong ngày Rằm tháng Giêng bởi đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới.

Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15 âm lịch đều được. Bởi không phải gia đình nào cũng có điều kiện thuận lợi để tiến hành cúng Rằm vào đúng ngày 15 âm lịch. Thời gian cúng có thể là từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 12h trưa ngày 15/1 âm lịch. Năm nay rằm tháng Giêng vào ngày 5 tháng 2 dương lịch, rất thuận tiện cho quý anh chị làm lễ cúng.

Ngày rằm tháng Giêng cũng là một dịp lễ quan trọng đối với Phật giáo, nổi tiếng với câu nói “Cúng lễ quanh năm không bằng ngày Rằm tháng giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng giêng”. Câu nói này ám chỉ tầm quan trọng của việc chuẩn bị lễ cúng tươm tất kính dâng lên thần linh, gia tiên trong ngày lễ rằm đầu tiên trong năm, trong ngày này, các gia đình tín đạo sẽ cùng nhau đi chùa, bày mâm cỗ cúng để tỏ lòng thành kính với thần Phật và tổ tiên của mình, đồng thời, cầu mong may mắn, phước lành, bình an.

Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình, mỗi vùng miền có thể khác nhau nhưng đều là để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh, Thổ công, thần tài và cầu mong một năm an lành, may mắn.

2. Lưu ý khi làm lễ

Để có một buổi lễ cúng Rằm tháng Giêng trọn vẹn, gia chủ cần lưu ý những việc như sau:

2.1 Dọn dẹp ban thờ

Sau những ngày lễ tết, ban thờ hẳn sẽ vương nhiều hương nhang, đồ lễ cũ. Ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình nên lau dọn lại bàn thờ bằng các loại nước thơm, khăn sạch. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương xin phép Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng.

2.2 Mua sắm đồ cúng lễ

Nên sử dụng hoa tươi, quả tươi để dâng trên ban thờ, tuyệt đối không sử dụng và dâng lên hoa quả giả – điều này tượng trưng cho khí chất giả dối, không thật. Hoa để dâng ban thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.

Thường chúng ta sẽ chuẩn bị 2 phần lễ: lễ chay cho ban thờ Phật và lễ mặn cho ban gia tiên.

2.3 Nhà có ban thờ Phật thì sẽ chuẩn bị phần lễ như sau:

Lễ cúng Phật: Mâm lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả tươi. Không thêm nhiều hương liệu và có thể thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy. Mâm cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, trắng của hành thủy và vàng hành kim. Gia chủ có thể ngồi trước bàn thờ Phật tụng kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đình.

2.4 Lễ cúng gia tiên: Có thể lễ mặn hoặc chay tuỳ ý gia chủ

Mâm lễ có thể sắm:

  • Hương thơm
  • Hoa tươi (hoa cúc vàng).
  • Trầu 3 lá, cau 3 quả cành đẹp và dài (chỉ được xé cành cau, kiêng dùng dao kéo cắt).
  • Đĩa ngũ quả (5 loại quả, mỗi quả 1 màu).
  • 1 bao thuốc lá, 1 gói chè (loại 1 lạng/gói), 1 chén rượu, 1 chén trà (khô), 1 chén nước, 1 chén gạo, 1 chén muối
  • 1 đĩa to bánh kẹo các loại.
  • 1 đĩa xôi trắng (hoặc đỏ).
  • 1 con gà luộc
  • Tiền vàng mã (xưa các cụ dùng 5 đinh tiền vàng lễ, mỗi đinh gồm 10 lễ).

Mâm cơm cúng gia tiên cần phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành và vị ngọt của bánh. Tất cả các vị này sẽ tạo nên một mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm, an lành và xua đi những đen đủi.

3. Thắp hương làm lễ

Thắp hương là một phần trong các nghi thức – nghi lễ cúng bái thần linh và tổ tiên, là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt ta, thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên và chư vị Thánh Thần vì đã bảo hộ cho gia đình trong suốt thời gian qua. Nhưng ngày Rằm tháng Giêng và những ngày rằm khác cần thắp mấy nén hương để thể hiện tâm thành

Vào những ngày rằm, các gia chủ nên thắp 3 nén nhang. Bởi 3 nén nhang mang lại ý nghĩa: tâm nhang (lòng thành gia chủ) – giới nhang (vâng theo lời răn dạy của Đức Phật) và định tâm nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ).

3 nén hương: Theo đạo Phật còn được gọi là Tam Bảo hương. Cái gọi là Tam Bảo, chính là Phật, Pháp, Tăng, trong đó Pháp chính là kinh Phật, còn Tăng là người xuất gia.

Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau: đó có thể là Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng), Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Vị lai), Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ).

3 nén hương có thể linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và giảm bớt tai ương. Và để nén hương nhang có thể kết nối tâm ý của con cháu với gia tiên hoặc chư ngài Thần Phật, quý anh chị nên sử dụng hương trầm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Một số lưu ý khi thắp hương:

  • Hàng ngày thắp 1 nén hương, được gọi là Bình An hương, thường là thờ cúng Thần Linh hoặc thần tài trong nhà. Chỉ cầu người nhà bình an, mọi việc thuận lợi, sáng tối mỗi ngày một nén hương là đủ.
  • Buổi tối không nên thắp hương thường xuyên, bởi thời điểm này xuất hiện rất nhiều năng lượng xấu thuộc về âm giới, không nên thắp hương khấn vái vào giờ này để tránh những hiện tượng lạ trong nhà.
  • Thắp hương giúp truyền đạt mong ước, nguyện cầu tới thần linh, tổ tiên. Để việc dâng hương linh thiêng trong bát hương cần nạp cốt Thất Bảo, vừa giúp bát hương tăng thêm linh khí, tránh năng lượng xấu gây ảnh hưởng đến việc thờ cúng. Nếu quý anh chị chưa biết về cốt Thất Bảo, xin hãy tham khảo cốt Thất bảo của Học viện Phong thuỷ Minh Việt.

Lưu ý, tuyệt đối không dâng hương với số nén chẵn vì điều này là đại diện cho cõi âm.

Các cụ xưa có một số nguyên tắc khi thắp hương, trong đó có khi dâng hương cần giữ tâm nhẹ nhàng, ăn mặc nghiêm chỉnh và thành tâm cầu nguyện.

4. Văn khấn Rằm tháng Giêng 2023

Bài lễ, cúng lễ như thế nào các bạn có thể đặt mua sách Văn Khấn tại Học Viện Phong Thủy Minh Việt. 

Sách Tuyển tập VĂN KHẤN và hướng dẫn sắm lễ, chọn ngày chọn giờ cúng dễ hiểu, dễ vận dụng. Đây là cẩm nang khó bỏ qua trong các dịp cúng bái tại gia nhất là với người trẻ không rành về phong tục thờ cúng.

Trong quyển này chi tiết các dịp cúng như:

1. Cúng khai trương.

2. Cúng động thổ, nhập trạch.

3. Cúng Giải hạn: Tam Tai, Thái Bạch, La Hầu, Kế Đô…

4. Cúng đầy tháng, thôi nôi…

  1. Cúng Giao Thừa, Đầu năm….

Và rất nhiều lễ cúng khác…

5. Cúng rằm tháng Giêng vào giờ nào đẹp?

Thời gian cúng rằm tháng Giêng tốt nhất là vào sáng 05/02/2022 (tức ngày 15/1 âm lịch). Đối với các gia đình bận, có thể làm lễ cúng trước từ ngày 14 tháng Giêng (tức ngày 04/02/2022). Lễ cúng rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ.

Ngày Rằm tháng Giêng nên làm gì?

Ngày 14 hoặc 15 của rằm, người dân thường sẽ lên chùa lễ phật để cầu mong bình an, gia tăng phúc thọ.

Ngoài ra, Rằm tháng Giêng còn là dịp để mọi người làm việc thiện, phóng sinh, thả đèn hoa đăng, dọn dẹp bàn thờ và làm lễ cúng gia tiên,…

Cần lưu ý gì khi cúng Rằm tháng Giêng?

Rằm tháng Giêng là ngày rằm lớn nhất trong năm, chính vì thế, bạn cần phải lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng, không được để sai sót. Tuyệt đối không cúng rằm tháng Giêng bằng hoa giả, trái cây giả, đầu lợn, món chay giả mặn.

Ngoài ra trong rằm tháng Giêng, người ta còn kiêng kỵ:

  • Để thùng gạo trong nhà lộ đáy: vì người xưa cho rằng nếu đầu năm mà thùng gạo trong nhà bị trống thì cả năm sẽ đói kém.
  • Kiêng câu cá: dân gian quan niệm rằng cau cá vào ngay trăng tròn sẽ mang đến vận đen, vì thế không nên
  • Kiêng nói tục, chửi bậy: nếu ngày rằm mà nói tục chửi bậy sẽ mang đến nhiều thị phi
  • Kiêng mâu thuẫn bất hòa: Trong ngày Rằm tháng Giêng, mọi người trong gia đình tránh mâu thuẫn, sống chan hòa, vui vẻ. 
  • Không nên đi đến những nơi có nguồn âm khí nặng như mồ mả, nơi hoang vu… Rằm tháng Giêng được cho là ngày có âm khí mạnh, không nên ra ngoài sau 10 giờ tối.
  • Không được mặc quần áo rách bởi theo quan niệm của người xưa, mặc quần áo rách sẽ bị vận rủi đeo bám.
  • Trong ngày Rằm tháng Giêng, gia chủ không nên sát sinh, giết thịt gà vịt để tránh vận xui; cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, không nên nói điểm gở trong ngày này.

___________________________________________

Hiện tại, Học Viện Phong Thủy Minh Việt tuyển sinh liên tục các khóa học: 

▪️ Kinh Dịch

▪️ Phong Thủy Nhà ở, Phong thuỷ Âm trạch

▪️ Kỳ Môn Độn Giáp

▪️ Bát Tự

▪️ Nhân Tướng học

▪️ Thần Số học

▪️ Xem ngày Tốt Xấu

Ứng Dụng Vật Phẩm Phong Thủy Cải Biến Vận Mệnh

▪️ Chuyên gia Phong Thủy, Đào tạo hành Nghề Phong Thủy Cấp Tốc

▪️ Và các khóa học theo yêu cầu, tư vấn phong thủy cho cá nhân, doanh nghiệp…

Master Nguyễn Tuấn Cường – Sáng lập và điều hành Học Viện Phong Thủy Minh Việt (Học Viện Phong Thủy Nam Việt cũ)

Thành viên Ban Lãnh Đạo của Viện Nghiên cứu những bí ẩn Vũ trụ và Văn hóa phương Đông.

Cố vấn phong thủy cho các thành viên cấp cao:

▪️ Trung Ương Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam

▪️ Viện Ứng Dụng Sức Khỏe Bách Niên Trường Thọ Richs Việt Nam

▪️ Tổ Chức Niên Lịch và Thành Tựu Việt Nam

▪️ Tổ Chức Kỷ Lục Người Việt Toàn Cầu

Hotline: 0973 065 391

Website: https://phongthuyminhviet.com/

Youtube: https://www.youtube.com/hocvienphongthuyminhviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *