Lễ Giao thừa – Sự chuyển giao và bắt đầu năm mới

Lễ cúng Giao Thừa (Tiếng Hán: 交承) là phong tục cổ truyền của người Việt Nam, mang ý nghĩa sâu sắc về khoảnh khắc thiêng liêng, giao thoa giữa năm cũ và năm mới, trời đất và vạn vật.

Lễ cúng Giao thừa là “tống cựu nghênh tân” trong văn hóa phương Đông, được bắt đầu cử hành từ giờ Tý từ 23 giờ đêm cuối cùng của năm cũ đến 1 giờ ngày đầu năm của năm mới, thông thường sẽ cúng vào lúc 0 đêm. 

Lễ cúng Giao thừa còn được gọi là lễ Trừ tịch – tức là lễ trừ ma quỷ, xua đi mọi điềm xấu hay xui xẻo của năm cũ. Ý nghĩa của lễ này là kết thúc và đem bỏ hết đi những điều không may của năm cũ để chào đón những sự tốt đẹp của năm mới sắp đến, bên cạnh mâm cỗ trong nhà, người Việt thường sẽ bày mâm cỗ ngoài sân để cúng Giao thừa ngoài trời. Đây là nghi thức không thể thiếu trong đêm 30 Tết, lễ cúng này mang theo nguyện ước của gia chủ với thiên địa, ông bà tổ tiên cho năm mới được an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.

Theo quan niệm xa xưa còn truyền lại, thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ sẽ có các vị Thiên binh (Tổng cộng 12 vị Hành khiển) – là 12 phán quan nhà trời, tượng trưng với 12 con giáp – sẽ lần lượt thay phiên nhau để trông coi công việc dưới hạ giới mỗi năm, tương ứng với niên canh của từng năm. Hết chu kỳ của 12 năm sẽ quay trở lại vị quan hành khiển của năm Tý. Vào thời điểm giao thừa, vị phán quan của năm cũ sẽ bàn giao công việc và trách nhiệm cho vị quan của năm mới.

Trong thời gian bàn giao này, các đoàn quân của quan hành khiển sẽ đi một vòng quanh Hạ giới, những giây phút ấy, các gia đình người trần gian sẽ đưa những mâm lễ của mình với xôi gà, bánh trái, hoa quả, đồ lễ ra ngoài trời cúng, với lòng thành đưa tiễn vị quan năm cũ và chào mừng vị quan năm mới đến làm nhiệm vụ cai quản nhân gian, cầu mong được chư vị quan hành khiển bảo hộ gia đình bình an, mọi sự thuận lợi, vạn sự hanh thông.

Vì việc bàn giao và tiếp quản công việc diễn ra vô cùng nhanh chóng, khẩn trương nên các ngài không thể vào trong nhà hưởng lễ, mà chỉ có thể nhận lấy lòng thành của chủ nhà. Mâm lễ cúng Giao thừa ngoài trời bao gồm: gạo, muối, hương hoa, trà, ngũ quả, đèn dầu hoặc nến, bánh kẹo, rượu, nước, trầu cau, giò, xôi, bánh chưng, bia, nước ngọt, tiền vàng, giấy áo dành cho quan hành khiển, Sớ cúng quan Hành khiển… Tất cả được đựng trong mâm cao ( Bàn lễ cao trên 1,2 m), bày trang trọng đặt trước cửa hoặc sân nhà mình, khi làm lễ, gia chủ thắp hương theo số hương lẻ (1-3-5-7-9).

Không chỉ tế lễ với hai đoàn Phán quan nhà trời, gia chủ còn cầu cúng cả Bản cảnh Thành hoà, Thổ địa, thần linh tại đất đang ở. Hơn nữa đây còn là lễ đón ông Công ông Táo trở về sau khi đã làm lễ báo cáo với Ngọc Hoàng. Ngoài ra đây cũng được coi là dịp rước ông bà tổ tiên về chơi Tết, sum họp với con cháu, vui vầy trong khoảnh khắc đón mừng năm mới

Sau khi gia chủ làm lễ cầu chúc sự ban ơn của chư vị Quan hành khiển cho một năm mới tốt lành ở ngoài sân, chúng ta sẽ di chuyển vào trong nhà để tiếp tục thực hiện làm lễ trong ban gia tiên, tại đây người ta sẽ nhắc đến công ơn trời đất, tổ tiên, tạ lỗi cùng gia tiên tiền tổ, sám hối những sai lầm trong năm cũ và cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới, những mong cầu sẽ thành hiện thực.

Mâm cỗ cúng trong nhà thường được chuẩn bị trên bàn thờ, gia chủ chuẩn bị các món ăn được chế biến cẩn thận, trang nghiêm phù hợp với phong tục tập quán Việt Nam. Mâm lễ bao gồm: Gà luộc, bánh chưng, xôi gấc (hoặc xôi đậu xanh), canh măng, ngũ quả, hoa, chè, nước, bia và nước ngọt,… Sau khi gia đình làm lễ, có thể hạ lễ, đốt tiền vàng và dùng bữa cơm đầu tiên của năm mới quây quần với nhau.

Người làm lễ là người chủ của gia đình. Vì đây là lễ cúng cầu mong sức khoẻ, hưng vượng cho tất cả thành viên trong gia đình, người làm lễ cần tắm rửa sạch sẽ, không ăn tứ linh, cá chép, thịt chó thịt mèo để tránh phạm vào tội thất lễ.

Hiện nay, rất nhiều gia chủ đang ở nhà chung cư có đặt câu hỏi cho chúng tôi: Nhà chung cư có thể làm lễ cúng giao thừa không? 

Phong thuỷ minh Việt xin kiến giải như sau:

Với chung cư không có diện tích mặt đất, các gia chủ hoàn toàn có thể thực hiện cúng giao thừa ở nơi ban công, trên sân thượng của chung cư hoặc dưới sân chung cư – nơi sinh hoạt chung của cả chung cư, nơi giao thoa giữa trời và đất. Khi dâng lễ, nhớ đề trên sớ tên tuổi của người trong gia đình, địa chỉ, số phòng,… Mâm cỗ lễ giao thừa cũng tương tự với mâm lễ mà chúng tôi đã nêu trên.

Hạn chế làm lễ cúng ở Hành lang chung cư hay tầng nhà của mình, vì nơi đây hoàn toàn bị phong bế, không phải nơi giao thoa khí của trời đất.

Sau khi cúng lễ ngoài trời thì muối và gạo để làm gì?

Sau khi làm lễ tại mâm lễ ngoài sân, hương đã tàn thì gia chủ nên lấy muối gạo trộn với nhau, đem rải ở đường cái, ngã ba ngã 4 gần nhà. Ý nghĩa của việc này chính là bố thí chúng sinh, những vong hồn không được thờ cúng, cũng không có nơi để về, mong họ nhận được đồ bố thí đầu năm. Trước là không quấy rối gia chủ, hai là phát nguyện cho họ sớm được tịnh độ, thoát khỏi kiếp khổ sớm hồi siêu sinh. Đây cũng chính là điều mong ước phát nguyện từ tâm của con người dành cho những người đã khuất.

Bài lễ cúng Giao thừa ngoài sân và trong nhà:

Bài lễ, cúng lễ như thế nào các bạn có thể đặt mua sách Văn Khấn tại Học Viện Phong Thủy Minh Việt. 

Sách Tuyển tập VĂN KHẤN và hướng dẫn sắm lễ, chọn ngày chọn giờ cúng dễ hiểu, dễ vận dụng. Đây là cẩm nang khó bỏ qua trong các dịp cúng bái tại gia nhất là với người trẻ không rành về phong tục thờ cúng.

Trong quyển này chi tiết các dịp cúng như:

1. Cúng khai trương.

2. Cúng động thổ, nhập trạch.

3. Cúng Giải hạn: Tam Tai, Thái Bạch, La Hầu, Kế Đô…

4. Cúng đầy tháng, thôi nôi…

5.Cúng Giao Thừa, Đầu năm….

Và rất nhiều lễ cúng khác…

Những điều kiêng kỵ không được làm vào đêm giao thừa

  • Mâm cơm cúng cần chuẩn bị tươm tất: Từ xưa đến nay, mâm cơm cúng chủ yếu tâm thành, không phải mâm cao cỗ đầy nhưng không vì thế mà chuẩn bị sơ sài. Một năm chỉ có 1 lần, mong Quý anh chị hãy chuẩn bị tươm tất và đẹp nhất có thể.
  • Vào thời khắc giao hoà giữa thiên địa, trời đất, người trong gia đình nên hoà thuận, tránh cãi vã, to tiếng, đánh đổ hoặc hỏng đồ vật. Theo quan niệm dân gian thì đây sẽ là cái dớp khiến cho cả năm gia đình gặp vấn đề không vui.

Ngày cuối cùng của năm cũ, Phong thuỷ Minh Việt xin gửi đến Quý anh chị đã theo dõi chúng tôi suốt năm qua lời chúc, lời cảm ơn chân thành nhất.

Trên con đường làm phong thuỷ và giảng dạy tri thức còn nhiều gian nan, học viện phong thuỷ Minh Việt còn nhiều điều thiếu sót. Kính mong Quý anh chị bỏ qua và tiếp tục có những góp ý để chúng tôi có những đổi mới, cải tiến và bỏ đi những cái cũ, đón những cái mới, học viên mới, tinh thần mới.

Chúc mừng năm mới!

___________________________________________

Hiện tại, Học Viện Phong Thủy Minh Việt tuyển sinh liên tục các khóa học: 

▪️ Kinh Dịch

▪️ Phong Thủy Nhà Cửa, Phong Thủy  m Trạch

▪️ Kỳ Môn Độn Giáp

▪️ Bát Tự

▪️ Nhân Tướng học

▪️ Thần Số học

▪️ Xem ngày Tốt Xấu

Ứng Dụng Vật Phẩm Phong Thủy Cải Biến Vận Mệnh

▪️ Chuyên gia Phong Thủy, Đào tạo hành Nghề Phong Thủy Cấp Tốc

▪️ Và các khóa học theo yêu cầu, tư vấn phong thủy cho cá nhân, doanh nghiệp…

Master Nguyễn Tuấn Cường

Thành viên Ban Lãnh Đạo của Viện Nghiên cứu những bí ẩn Vũ trụ và Văn hóa phương Đông.

Cố vấn phong thủy cho các thành viên cấp cao:

▪️ Trung Ương Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam

▪️ Viện Ứng Dụng Sức Khỏe Bách Niên Trường Thọ Richs Việt Nam

▪️ Tổ Chức Niên Lịch và Thành Tựu Việt Nam

▪️ Tổ Chức Kỷ Lục Người Việt Toàn Cầu

Sáng lập và điều hành Học Viện Phong Thủy Minh Việt (Học Viện Phong Thủy Nam Việt cũ)

Hotline: 08 4531 4531

Website: https://phongthuyminhviet.com/

Youtube: https://www.youtube.com/hocvienphongthuyminhviet

Tiktok: https://www.tiktok.com/@mastertuancuong/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *