Động thổ là một thức cúng bái từ xa xưa đã được truyền lại từ rất lâu về trước, khi muốn thay đổi hay di dời trên một mảnh đất, cứ như vậy mà người sau nói tiếp người trước, thậm chí trong các văn chỉ khảo cổ học, chúng tôi cũng không tìm thấy những văn bằng ghi lại thời gian mà hình thức này bắt đầu. Các hoạt động được xác định là có ảnh hưởng đến phong thủy, thổ địa hay long mạnh đều được đưa và nhóm việc động thổ. Với người chưa hiểu rõ khái niệm có thể nhận biết mình sắp động thổ qua một số công việc như:
- Xây dựng mới trên một khu đất
- Sửa chữa nhà cửa đang ở
- Làm đường, xây dựng quốc lộ, đào lấp, …
- Thi công các công trình cấp cao như khu trung tâm thương mại, xây trường lớp, toà nhà lớn, khu chung cư, ….
Không chỉ đất nhà ở mà mọi mảnh đất đều có thổ địa long mạch riêng. Mỗi khi con người tác động nên một mảnh đất đều cần làm nghi thức cúng bái động thổ để tránh mang đến tai họa xui rủi. Chúng ta thường nghe câu: Đất có Thổ công, sông có Hà bá. Điều này cũng thể hiện việc quyền cai quản đất đai đều có phần âm. Chúng ta là người dương, chỉ được phép sử dụng những thứ tồn tại ở trên mặt đất đến bầu trời – đều phải xin phép các cấp chính quyền cơ sở như xã, huyện, thành phố, còn những thứ thuộc về âm như dưới lòng đất, các tài nguyên, sông, núi, đều thuộc quyền quản lý của chư vị thần linh, bản thần, bản xứ – đây chính là thuộc về phần âm.
Nghi thức động thổ có thể không hoàn toàn có nguồn gốc xuất phát ở Việt Nam. Một số ý kiến cho rằng thời gian bắt đầu áp dụng nghi thức này là thời vua nhà Hán ở Trung Quốc. Với mục đích ban đầu khi cúng động thổ chính là tạ ơn vì trời và đất đã mưa thuận gió hòa giúp cuộc sống được ấm no, có cơm ăn áo mặc đầy đủ cả năm, đây có thể coi như một lễ tạ ơn những thế lực siêu nhiên đã được lưu truyền từ rất lâu về trước.
Sau này khi các nghi lễ tín ngưỡng được nhiều người công nhận thì mọi ảnh hưởng, tác động của con người lên đất đai đều làm lễ cúng động thổ. Người xây dựng hay sửa sang nhà cửa đều tin lễ động thổ sẽ giúp công việc thuận lợi và không ảnh hưởng đến long mạch của mảnh đất đó.
Khi làm lễ cúng động thổ, người ta sẽ bày biện mâm cỗ, lễ lạt, chuẩn bị văn khấn và đọc văn khấn, trình bày sự việc, vấn đề và xin thổ địa tại nơi mình xây dựng phù hộ để công trình được thi công một cách thuận lợi, nhanh chóng, không có bất cứ việc gì bất trắc xảy ra. Sau khi công trình xây dựng hoàn tất thì làm lễ cúng tạ ơn để bày tỏ lòng thành với thổ địa cai quản khu đất đó.
Ý nghĩa của việc động thổ
Nghi thức động thổ không phải là một hình thức nhưng cũng không hoàn toàn là tín ngưỡng. Hành động này xuất phát từ truyền thống và niềm tin tưởng của con người vào sự tồn tại của các vị thần thổ địa cai quản nơi mình đang sống, việc động vào đào xới, xây dựng đào sâu xuống lòng đất sẽ khiến long mạch bị biến đổi, điều này có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến cuộc đất cũng như chủ nhân của ngôi nhà này, việc này vừa là xin phép, vừa là mang đến tâm thái cầu bình an của trạch chủ.
Vận trình phong thủy của ngôi nhà
Một ngôi nhà khi xây lên sẽ có linh khí và thần linh bảo vệ. Tư duy này có phần hơi mê tín nhưng xét về phong thủy, linh khí chí là những điểm tốt của mảnh đất giúp người ở đó có nhiều may mắn và thăng tiến tốt hơn.
Phong thủy trong một mảnh đất không cố định khi bị thay đổi hay tác động. Các cụ xưa kia nói rằng khi muốn thay đổi bất kỳ điều gì nên xin phép thần linh. Những công trình xây dựng không cúng bái vô cớ xuất hiện tại nạn hoặc công trình sụt lún cũng có một phần khi động thổ không cúng bái cẩn thận.
Từ những quan sát trong thực tế cho đến kinh nghiệm của tổ tiên có thờ có thiêng, có kiêng có lành và nghi thức động thổ truyền đời và sử dụng cho mọi vùng miền. Khi cúng bái làm lễ mảnh đất sẽ hạn chế những mất mát về người và của khi cần cải tạo xây sửa.
Hơn thế nữa động thổ cũng giúp khai thông mở thêm vận khi cho chủ nhà nếu mảnh đất đó thực sự là địa linh nhân kiệt. Bên cạnh ý nghĩa phong thủy, nghi lễ động thổ có thể được coi như một văn hóa lâu đời.
Văn hóa
Văn hóa là một tín ngưỡng nét đặc sắc truyền đời của mỗi dân tộc. Trước kia động thổ là một lễ tạ ơn trời đất khi cuộc sống được no ấm. Sau nhiều năm nó vẫn gìn giữ nhưng đã thay đổi thành một nghi lễ không thể thiếu mỗi khi thay đổi kiến trúc trên mảnh đất.
Xuất phát từ quan niệm duy tâm rằng trên mảnh đất mà công trình sắp được xây dựng lên là nơi cư ngụ của những vong linh đã khuất, hoặc nơi đó từng là nơi thờ cúng, các đình, đền, miếu, mạo, chùa chiền .. v..v…
Vì thế lễ cúng là sự trình báo về việc sắp phải xây cất công trình bên trên khu đất đó và mong muốn các vong linh đang lấy đó làm nơi trú ngụ thì vui vẻ và hoan hỷ chuyển sang một nơi khác để cho việc thi công được tiến hành thuận lợi! Ngoài ra lễ cúng khởi công còn là một tuyên bố cùng các vị thổ địa, thần hoàng trong khu vực đó về sự thay đổi sắp diễn ra với khu đất công trình!
Đôi khi việc động thổ không được tin là có tác dụng như những lời truyền lại. Nhưng những chủ nhà, chủ công trình vẫn thực hiện vì tâm lý của mỗi người đều muốn an lành và không xảy ra bất kỳ sự cố nào trong lúc xây dựng để thuận lợi hoàn thành.
Những thủ tục làm lễ động thổ là gì
Thủ tục cho lễ động thổ sẽ có thay đổi theo mỗi vùng miền. Tuy nhiên hầu như các thủ tục khi động thổ khá giống nhau. Sau đây là một số điều cần chú ý khi chuẩn bị thủ tục làm lễ động thổ:
Các việc cần làm trước khi động thổ làm nhà
Trước khi bắt tay vào xây dựng căn nhà, chúng ta cần thực hiện một vài bước trước khi động thổ:
Bước 1. Khảo sát khu đất, bố cục và loan đầu, lý khí theo phong thuỷ để lựa chọn được phương án xây nhà tốt nhất, nơi xây dựng nhà ở, trồng cây, khuôn viên, bể cá ngoài trời, …
Bước 2: Dựng bản thiết kế xây dựng trong nội cục căn nhà: vị trí phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, phòng thờ, phòng học, nơi khai môn, vị trí bổ cửa…. dựa vào tuổi của người trạch chủ mà đạt được những vị trí tốt nhất cho những bố cục này
Bước 3: Lựa chọn chủ thầu xây dựng uy tín, thợ lành nghề và nơi cung cấp các vật liệu xây dựng tốt nhất.
Bước 4: Sau khi đã hoàn tất các bước trên, tiếp đến là lựa chọn ngày động thổ – được tính toán dựa trên thời gian và tuổi tác của chủ nhà hay chủ công trình. Phương pháp tính này nên tham khảo từ các bậc thầy phong thuỷ hoặc quý anh chị có thể tự chọn được ngày đẹp sau khi đã tham gia lớp học chọn ngày của Học viện Phong thuỷ Minh Việt.
Ngày giờ động thổ sẽ cần thực hiện chính xác để hiệu quả đạt được như ý. Hơn nữa lựa chọn ngày giờ cũng sẽ mang lại may mắn và thuận lợi cho công việc về sau.
Văn khấn động thổ và Sắm lễ động thổ
Bài lễ, cúng lễ như thế nào các bạn có thể đặt mua sách Văn Khấn tại Học Viện Phong Thủy Minh Việt.
Sách Tuyển tập VĂN KHẤN và hướng dẫn sắm lễ, chọn ngày chọn giờ cúng dễ hiểu, dễ vận dụng. Đây là cẩm nang khó bỏ qua trong các dịp cúng bái tại gia nhất là với người trẻ không rành về phong tục thờ cúng.
Trong quyển này chi tiết các dịp cúng như:
1. Cúng khai trương.
2. Cúng động thổ, nhập trạch.
3. Cúng Giải hạn: Tam Tai, Thái Bạch, La Hầu, Kế Đô…
4. Cúng đầy tháng, thôi nôi…
- Cúng Giao Thừa, Đầu năm….
Và rất nhiều lễ cúng khác…
Năm nay Quý anh chị nào có ý định xây nhà, hy vọng bài này sẽ giúp Quý anh chị hiểu rõ quy trình và chúc Quý anh chị sớm có được căn nhà mà mình mong ước.
Hiện tại, Học Viện Phong Thủy Minh Việt tuyển sinh liên tục các khóa học:
▪️ Kinh Dịch
▪️ Phong Thủy Nhà Cửa, Phong Thủy Âm Trạch
▪️ Kỳ Môn Độn Giáp
▪️ Bát Tự
▪️ Nhân Tướng học
▪️ Thần Số học
▪️ Xem ngày Tốt Xấu
Ứng Dụng Vật Phẩm Phong Thủy Cải Biến Vận Mệnh
▪️ Chuyên gia Phong Thủy, Đào tạo hành Nghề Phong Thủy Cấp Tốc
▪️ Và các khóa học theo yêu cầu, tư vấn phong thủy cho cá nhân, doanh nghiệp…
Master Nguyễn Tuấn Cường – Sáng lập và điều hành Học Viện Phong Thủy Minh Việt (Học Viện Phong Thủy Nam Việt cũ)
Thành viên Ban Lãnh Đạo của Viện Nghiên cứu những bí ẩn Vũ trụ và Văn hóa phương Đông.
Cố vấn phong thủy cho các thành viên cấp cao:
▪️ Trung Ương Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam
▪️ Viện Ứng Dụng Sức Khỏe Bách Niên Trường Thọ Richs Việt Nam
▪️ Tổ Chức Niên Lịch và Thành Tựu Việt Nam
▪️ Tổ Chức Kỷ Lục Người Việt Toàn Cầu
Hotline: 0973 065 391
Website: https://phongthuyminhviet.com/
Youtube: https://www.youtube.com/hocvienphongthuyminhviet
Tiktok: https://www.tiktok.com/@mastertuancuong/