Điểm huyệt tầm Long – Những điều cần biết

Trong lịch sử tồn tại của Người phương đông, bao gồm Trung quốc, Việt Nam, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật bản … có một tập tục phổ biến về việc lựa chọn đất mai táng tổ tiên, – hay còn gọi là làm Âm trạch, cũng tương tự như chọn đất xây nhà cho người sống – còn được gọi là Dương cơ, có quan hệ mật thiết đến sự tồn vong, phúc hoạ của con cháu đời sau.

Có câu nói đã thành truyền thuyết: Tiên tích đức, hậu tầm long”, “Táng tiên ấm hậu” – hiểu là chọn đất mai táng tổ tiên để con cháu được hưởng phúc lộc, Các hoạt động liên quan đến việc lựa chọn mai táng hoặc tìm đất để làm nhà được gọi là thuật phong thuỷ hoặc có tên khác là tầm long điểm huyệt.

1. Thuật tầm Long

Những người am hiểu các tầng lý thuyết của phong thuỷ, với những bí thuật nghiên cứu quan sát địa hình, hình thể tìm long mạch, định hương hướng, theo dõi thuỷ sa, nơi kết huyệt … được gọi là thầy phong thuỷ. Với tên gọi cổ là Kham dư gia. Kham: trời, nghĩa là thuật theo thiên, thuận theo tự nhiên. Dư là đất, là địa lý học, là những huyệt mạch kết tụ sau khi đã tuân theo tự nhiên. Gia là người, chỉ những người am hiểu về đạo trời và địa lý học. Ví dụ như: Quách Phác đời Tấn bên Trung Quốc, thầy Tả Ao đời Lê-Trịnh của Việt Nam.

Thuyết phong thuỷ được khởi nguồn từ ngài Quách Phác, với cuốn sách Táng Kinh hay còn gọi là Táng Thư. Ông là người đời Tấn, Trung quốc đã nghiên cứu và áp dụng phong thuỷ học, từ đó phát triển và có cơ sở lý luận ổn định, đồng thời được áp dụng rộng rãi cho đến ngày nay.

Trong “Táng thư”, Quách Phác viết: “Việc mai táng là để tích tụ sinh khí. Sinh khí gặp gió thì tản đi, gặp nước ngăn thì dừng lại. Vì vậy gọi là thuật phong thuỷ”.

Vì thế hai chữ Phong và Thuỷ (gió và nước) là hai yếu tố quan trọng nhất của thuyết địa lý, mà trong đó “đắc thuỷ” (chỉ chỗ đất có dòng nước chảy quanh) là điều quan trọng hơn hết. Sau đó mới kể đến “ tàng phong” hay “tụ phong” (tức là thu giữ gió hay kiêng tránh gió) là điều quan trọng thứ hai”

Sinh khí là nguyên tố đem lại sức sống cho mọi sinh vật, là cái khí làm cho mọi vật sinh trưởng và phát triển. Sinh khí luôn luôn tồn tại và vận hành trong lòng đất. Tùy theo hình thế cao thấp của đất mà sinh khí vận động, khi chuyển đi, khi tụ lại, biến hóa mà phát sinh ra vạn vật, kể cả phát sinh ra con người.

Chính vì vậy mà muôn vật đều xuất phát, đều bắt nguồn từ trong lòng “đất mẹ vĩ đại”. Cho nên thuyết phong thủy quan niệm đất là “Đại địa mẫu”. Thuyết phong thủy lấy âm dương ngũ hành làm nguyên lý cơ sở. Kim, mộc, thuỷ, hỏa, thổ là 5 yếu tố cơ bản cấu thành thế giới.

2. Các yếu tố cơ bản trong Phong thuỷ âm trạch

Trong thuật điểm huyệt táng âm phần thì xuất hiện các yếu tố: Long, Huyệt, Sa, Thuỷ, Tứ Linh. Để tăng thêm hiểu biết về thuật điểm huyệt này, Học viện Phong thuỷ Minh VIệt xin giới thiệu một vài khái niệm cơ bản đến quý anh chị.

Long 

Long là long mạch, mạch đất. Dựa theo kiến trúc của vỏ trái đất mà hình thành ra các lớp lang của các tầng địa chất. Long (Mạch đất) có chỗ rộng chỗ hẹp, chỗ yếu chỗ mạnh, chỗ chìm chỗ nổi, chỗ ẩn chỗ hiện, chỗ ngắn chỗ dài. Long lớn thường biểu hiện qua mạch núi hay dòng sông chạy dài hàng ngàn km, long nhỏ thường không có biểu hiện bề ngoài rất khó nhận biết. Long hiểu đơn giản chính là khí từ nơi Tổ sơn, theo Thuỷ và Tống long mang theo khí mạch phân bố tới các vùng địa lý khác nhau để kết thành Huyệt.

Huyệt 

Huyệt là trung tâm ngưng tụ của long, đó là chỗ có nhiều linh khí nhất. Vì huyệt là một vạt đất nhỏ, trong khi long là một mạch chạy dài, quãng ngưng tụ của long thường có một phạm vi tương đối lớn. Việc tìm ra huyệt ở chỗ nào là một vấn đề rất phức tạp. Chúng ta thường sẽ bị đánh lừa bởi Huyệt thật và Huyệt bàng – huyệt giả có vẻ bề ngoài giống Huyệt thật nhưng chúng không phải huyệt chính. Chúng tôi sẽ giải thích chi tiết trong các lớp học phong thuỷ Âm trạch sắp diễn ra.

Vì thế, người xưa có nói “ba năm tầm long, mười năm điểm huyệt” là muốn  ám chỉ mức độ kỳ công của việc này. Chỗ tốt nhất gọi là huyệt vị, nếu điểm trúng chỗ này thì coi như chọn được chỗ phát phúc cho cả dòng tộc, con cháu 10 đời sau.

Sa

Sa là đồi núi xung quanh huyệt mộ – hay có thể hiểu là núi báo long huyệt. Núi có thanh có trọc, có thấp có cao, có tú có hiểm, có dáng có hình. Bản chất núi là một điểm ngưng kết của khí mạch, có thể là núi hung cũng có thể là núi cát, tùy theo tướng mạo bên ngoài mà đoán được. Nếu nắm bắt và nhận định được các Sa thì tìm được huyệt đã rất gần.

Thủy

Thủy là dòng nước, nguồn nước, hồ nước hay là chỗ khuyết lõm của một vùng đất gần mộ. Thủy có ảnh hưởng rõ ràng nhất đến sự hưng vong của mộ. Nếu là dòng sông, suối, hay khe núi thì căn cứ vào vị trị trí của điểm thủy khứ, thuỷ lai đi mà xét lường họa phúc. 

Nếu là ao hồ, đầm nước yên tĩnh thì căn cứ vào vị trí của nó mà định dữ lành. Không phải vùng nào cũng có sa nhưng nhiều nơi dễ có thủy. Vì thế, việc ứng dụng thủy trong phong thủy cho âm trạch khá phổ biến và cực kỳ quan trọng. Trong phong thuỷ âm trạch, Thuỷ còn đại diện cho Tống long, trở thành 1 cách tìm huyệt mộ vô cùng chắc chắn.

Thực tế, long – huyệt – sa – thủy còn chịu sự chi phối của thiên tinh trên trời, vũ trụ vần xoay, không ngừng biến động, cùng nhau tương tác đến huyệt vị, làm cho lúc vượng lúc suy, khi cường khi nhược. Vi vậy, người làm phong thủy cần phải tính toán sao cho sự hưng vượng của huyệt mộ được lâu dài, giúp cho đời sau phát triển bền vững. Đó là điều mà các vị vua đã hao tốn rất nhiều tâm sức, của cải để giữ cho triều đại lâu dài, nước non vạn đại.

3. Một số trường phái phong thủy Âm trạch

Phong thủy Âm trạch tồn tại hơn 4000 năm, phát triển rộng rãi tại nhiều nơi, quốc gia, vùng địa lý nên xuất hiện nhiều trường phái nhưng có thể tạm chia thành hai nhóm là nhóm hình thế và nhóm lý khí.

  • Nhóm hình thế có phái loan đầu, phái hình tượng, phái hình pháp. Trong đó:
  • Phái loan đầu chú trọng địa thế (Địa thế chính là long huyệt sa thủy xung quanh mộ).
  • Phái hình tượng chú trọng địa tướng (Địa tướng là hình tướng của một vạt đất xem giống linh thú gì).
  • Phái hình pháp chú trọng địa hình (Địa hình là kiến trúc quy hoạch lân cận).
  • Nhóm lý khí có các phái sau:
  • Phái huyền không: lấy sao trên trời kết hợp với núi sông dưới đất để tính trạch vận
  • Phái tam hợp: lấy sơn thủy để định cát hung
  • Phái tinh túc và phiên quái: lấy sao trời phối với núi sông mà tìm ra cát địa.
  • Và một số phái khác

4. Những nhầm lẫn thường gặp trong phong thủy âm trạch

Phong thủy âm trạch là một phạm trù rộng lớn, uyên thâm nên không tránh khỏi những cách hiểu sai, hiểu nhầm, gây ra nhiều hậu quả lâu dài, không dễ khắc phục. Phổ biến nhất là bốn loại nhầm lẫn sau đây:

Nhầm lẫn thứ nhất: Chỉ cần dùng môn phái để quyết định.

Tuy mỗi phái đều có những tinh hoa nhưng cũng có nhiều hạn chế. Cần phải cùng lúc sử dụng nhiều môn phái để bổ khuyết cho nhau, tránh sự phiến diện một chiều, gây những hậu quả đáng tiếc. Đây là việc nên làm nhưng không dễ vì không phải thầy phong thủy nào cũng có thể am hiểu sâu sắc nhiều trường phái, để gặp được người có khả năng tổng hợp cao thì đó thực sự là nhân duyên, là phúc phần của gia chủ.

Nhầm lẫn thứ 2: Cho rằng tất cả các mộ đều tốt xấu như nhau khi đã quy tập về cùng một khuôn viên, nằm cùng một hướng.

Thực sự không phải vậy, tùy theo năm an táng, cải táng của từng ngôi mà sự thịnh suy của từng ngôi mộ sẽ có sự khác biệt, cho dù nằm cạnh nhau, cùng một hướng, cùng một kiểu. Vì vậy, việc quy hoạch mộ theo kiểu phân lô liền kề, thậm chí xây sẵn sinh phần (mộ chờ) là không nên, hay nói đúng hơn là dễ phạm sai lầm.

Nhầm lẫn thứ 3: Hướng mộ chỉ cần chung chung như tây bắc, đông nam, tây nam, đông bắc.

Trong phong thủy Âm trạch, hướng mộ quyết định tất cả, nó cần phải chính xác đến từng độ. Ví dụ hai ngôi mộ nằm cạnh nhau, chôn cùng một năm, cùng hướng đông nam, nhưng một ngôi hướng 127 độ, ngôi kia hướng 128 độ, chỉ lệch nhau 1 độ thôi thì họa phúc của hai gia đình đã khác nhau một trời một vực. Chúng gần như không có cơ hội sửa sai về phong thủy âm phần, vì vậy cần phải có thầy giỏi để trợ duyên cho chính xác.

Nhầm lẫn thứ 4: Quan điểm “tọa sơn hướng thủy”

Không biết tự bao giờ, người ta đã ăn sâu vào tiềm thức rằng khi lập mộ thì đầu nên gối về phía núi cao, chân thì hướng về nơi thấp trũng.

Hiểu đúng câu đó phải là: trong thuật ngữ phong thủy phía “tọa” được coi là “sơn”, quản về nhân đinh, cần phải có sao vượng sơn bay đến, phía “hướng” được coi là “thủy”, quản về tài lộc, cần phải có sao vượng hướng bay về, thì mới tốt.

“Tọa sơn hướng thủy” là một cụm từ rút gọn cho người học dễ nhớ. “Tọa” không phải là “tựa”, “hướng” không phải là “nhìn”, dịch “tọa sơn hướng thủy” thành “tựa lưng vào núi, ngoảnh mặt ra sông” là dịch mặt chữ mà không hiểu nội hàm của nó, dẫn đến sai lầm cho thiên hạ. Bằng chứng là hầu hết mồ mả đều tựa lưng vào núi nhưng đa phần con cháu chẳng khá khẩm gì, thậm chí còn tai ương, thui chột.

___________________________________________

Hiện tại, Học Viện Phong Thủy Minh Việt tuyển sinh liên tục các khóa học: 

▪️ Kinh Dịch

▪️ Phong Thủy Nhà ở, Phong thuỷ Âm trạch

▪️ Kỳ Môn Độn Giáp

▪️ Bát Tự

▪️ Nhân Tướng học

▪️ Thần Số học

▪️ Xem ngày Tốt Xấu

Ứng Dụng Vật Phẩm Phong Thủy Cải Biến Vận Mệnh

▪️ Chuyên gia Phong Thủy, Đào tạo hành Nghề Phong Thủy Cấp Tốc

▪️ Và các khóa học theo yêu cầu, tư vấn phong thủy cho cá nhân, doanh nghiệp…

Master Nguyễn Tuấn Cường

Thành viên Ban Lãnh Đạo của Viện Nghiên cứu những bí ẩn Vũ trụ và Văn hóa phương Đông.

Cố vấn phong thủy cho các thành viên cấp cao:

▪️ Trung Ương Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam

▪️ Viện Ứng Dụng Sức Khỏe Bách Niên Trường Thọ Richs Việt Nam

▪️ Tổ Chức Niên Lịch và Thành Tựu Việt Nam

▪️ Tổ Chức Kỷ Lục Người Việt Toàn Cầu

Sáng lập và điều hành Học Viện Phong Thủy Minh Việt (Học Viện Phong Thủy Nam Việt cũ)

Hotline: 0973 065 391

Website: https://phongthuyminhviet.com/

Youtube: https://www.youtube.com/hocvienphongthuyminhviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *