Mỗi dịp cuối năm, gia đình, ông bà, con cháu đều quây quần chuẩn bị dọn dẹp và trang trí lại căn nhà, chuẩn bị đón năm mới với mong muốn bình an hạnh phúc.
Ngoài việc chuẩn bị lễ lạt để dâng lên cho gia tiên nhà mình, ắt hẳn nhiều người sẽ quan tâm đến việc bày trí ban thờ như thế nào cho hợp lý, đẹp đẽ và thuận lợi trong việc thờ cúng.
Phong thuỷ Minh Việt xin gửi đến Quý anh chị bài viết này để giúp quý khán giả có cách thức bày trí ban thờ tránh phạm sát
Phong tục thờ cúng gia tiên đã tồn tại trong dân gian, văn hoá Việt Nam hàng nghìn năm nay. Từ thủa khai thiên lập địa, thời vua Hùng vương, các triều đại phong kiến kéo dài đến thời hiện đại, việc thờ cúng tổ tiên chính là con cháu bày tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ đến công lao của các bậc tiền nhân, đồng thời cũng mong muốn nhận được sự chở che, bao bọc, có chỗ dựa về tinh thần để có đủ sức vươn lên trong cuộc sống.
Địa lý Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam, với mỗi vùng miền lại có một cách thờ cúng riêng, gắn liền với phong tục địa phương của mỗi nơi. Không gian thờ cúng có ý nghĩa tâm linh với các gia đình, đại diện và kết nối cho các thế hệ, một mối quan hệ thể hiện bằng dòng máu – tinh thần và giúp cho các thế hệ nối tiếp nhau, giữ được nề nếp, gia phong của gia đình/ dòng tộc mình.
Trong văn hoá truyền thống cổ, căn nhà ba hoặc năm gian, ban thờ tổ tiên thường được đặt tại ngay trung tâm của căn nhà – gian chính. Gian chính vừa là nơi tiếp khách nên chúng ta thường cho rằng hai không gian này là một. Đó là lý do vì sao mà những ngôi nhà hiện đại lại có thói quen bày ban thờ ngay tại phòng khách. Điều này phần nhiều là do họ chưa hiểu hết về ý nghĩa của ban thờ, thêm nữa là không được truyền nhân chỉ dạy kỹ càng.
1. Vị trí ban thờ
Đối với ban thờ vẫn cần có vị trí và không gian riêng, với kiến thức được truyền thụ chính tông, phong thuỷ Minh Việt chúng tôi xin kiến giải như sau:
- Ban thờ là nơi trang nghiêm, cần được bảo vệ nhất của căn nhà, nếu để ngay tại phòng khách, phòng sinh hoạt chung của căn nhà, thật sự không thích hợp lắm. Việc đi từ ngoài sân, ngoài đường, cửa vào đã nhìn thấy ban thờ, hình ảnh tổ tiên là điều không tốt, nó sẽ khiến ban thờ dính rất nhiều tạp khí từ người dương gian. Ban thờ thuộc tĩnh, không thích hợp với sự phô trương.
- Tránh được việc trực khí, trọc khí: Việc được đặt ở ngay phòng khách sẽ khiến ban thờ đón nhận nhiều sát khí từ ngoài vào, có thể có gió thổi hoặc làm động bát hương
- Ban thờ tại gian chính giữa, người làm lễ đứng quay lưng ra cửa, sẽ khiến có cảm giác bất an, tập trung tư tưởng khó, dễ bị phân tán, làm mất đi tính trang nghiêm khi thờ cúng.
Để tìm được vị trí thích hợp khí đặt ban thờ, ngay từ khi thiết kế hoặc xây dựng, gia chủ cần phải lựa chọn nơi đặt ban thờ, phòng thờ tại nơi nào để tốt nhất cho gia đình và thuận tiện cho việc thờ cúng.
2. Nguyên tắc chiếu sáng ở phòng thờ
Phòng thờ của gia đình phải tạo được không khí trang nghiêm, ấm cúng, gần gũi tránh tạo cảm giác lạnh lẽo.
Phòng thờ thường được bố trí với diện tích nhỏ hoặc tầm trung, vì vậy quý anh chị không nên chọn những vật trang trí quá lớn, tạo ra ánh sáng quá mạnh sẽ gây ra mất cân đối. Cần lưu ý tuyệt đối không sử dụng ánh sáng chiếu thẳng vào người ngồi khi hành lễ, làm lễ cúng bái. Ban thờ thuộc âm, không nên sử dụng các luồng ánh sáng quá mạnh sẽ gây phản tác dụng.
Nếu tường sơn của phòng thờ có màu sáng thì không nên lắp nhiều bóng đèn sẽ ảnh hưởng đến tính chất trang nghiêm của nơi thờ cúng. Chỉ nên bố trí khoảng 2 đến 3 loại ánh sáng. Thích hợp nhất là sử dụng các gam màu trung tính để sơn tường như vàng nhạt, trắng sữa, …
3. Bày trí trên bàn thờ
Tùy theo kích thước ngôi nhà, điều kiện sinh hoạt, vị trí con thứ, con trưởng… mà việc bày trí bàn thờ gia tiên khác nhau. Thông thường có 1 đến 3 bát hương, bát hương ở giữa thờ chung thần linh thổ địa cai quản vùng đất, bát hương hai bên là thờ gia tiên và bà cô ông mãnh trong họ nhà mình.
Bày trí ở phía trước bát hương: Ở giữa bày cái đài nhỏ kèm ba hoặc năm chén đựng nước sạch. Hai bên là hai đĩa bày hoa quả tươi và trầu cau, hoặc tiền vàng mã, đồ cúng lễ.
Hai bên bát hương: Là bộ bình để hoa tươi, hương và nến. Tùy theo chất liệu mà sự bày trí cũng khác. Với đồ sứ: Bộ tam sự bao gồm bát hương, hai cây đèn (hoặc hai con hạc đội đèn), bộ ngũ sự có thêm hai bình (dựng cắm hoa tươi và để hương); bộ thất sự có thêm hai bình (đựng nước và gạo).
Với đồ đồng: Tam sự có đỉnh đồng thay thế bát hương và hai con hạc, ngũ sự có thêm hai ống hương và thất sự có thêm đôi đèn. Như vậy, bày trí của đồ đồng có tính trang trí thẩm mỹ là chính còn bày trí của đồ sứ thiên về tính thờ cúng và tâm linh hơn.
Nếu gia đình Quý anh chị có ban thờ Phật, xin hãy tách biệt với ban thờ gia tiên và đặt ban thờ Phật cao hơn một bậc.
4. Những điều kiêng kỵ với bàn thờ
Tuyệt đối không được đặt bàn thờ cạnh tường bếp đun, không dựa lưng vào nhà vệ sinh, hay không nằm dưới hay trên vệ sinh, hạn chế đặt ở ban công…
- Kiêng kỵ về cách cục, trong phong thủy bàn thờ được coi như kháo sơn, tuỳ vào mệnh của gia chủ (Đông tứ mệnh hoặc Tây tứ mệnh) mà chúng ta sẽ lựa vị trí ban thờ vào khu Sinh khí, Thiên y, Phục vị hay Diên niên. Tuyệt đối không để ban thờ vào các vị trí: Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ. Đây là đối với Bát Trạch cơ bản, còn đối với các trường phái phong thủy khác cũng sẽ có cách bố trí riêng theo lý thuyết của trường phái đó.
- Kiêng kỵ về bố trí trên bàn thờ: Bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên, tiền nhân, không phải nơi phô trương hay trưng bày, vì vậy những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ, nhất là giấy công đức ở đình chùa. Hãy gom những giấy này lại và cất đi, hoặc có thể đốt vào cuối năm khi làm lễ ông Công 23/12. Nếu thờ gia tiên cùng Phật hay thờ mẫu, cần tách riêng bàn thờ Phật hay thờ mẫu, bàn thờ gia tiên để thấp hơn và tách biệt.
- Kiêng kỵ về đồ lễ trên bàn thờ: Quan trọng nhất là hương hoa, tức hương thắp, hoa quả tươi hoa tươi và nước sạch. Tránh các loại đồ giả như hoa nhựa quả nhựa. Đồ thờ cúng xong rồi nên bỏ xuống để thụ lộc, tránh bày để từ tháng qua tháng khác. Nếu có thắp hương đồ lễ bằng vàng mã, sau khi lễ hãy lập tức bỏ xuống và đốt để mời các cụ thụ lễ. Và điều cực kỳ quan trọng, bàn thờ phải có lửa thật, tức là phải có thắp nến, đèn cầy… mỗi khi thắp nhang.
Gia đình Quý anh chị đang bày lễ ban thờ như thế nào, hãy gửi hình ảnh lên đây để cùng nghiệm lý với phong thuỷ Minh Việt nhé!
___________________________________________
Hiện tại, Học Viện Phong Thủy Minh Việt tuyển sinh liên tục các khóa học:
▪️ Kinh Dịch
▪️ Phong Thủy Nhà Cửa, Phong Thủy m Trạch
▪️ Kỳ Môn Độn Giáp
▪️ Bát Tự
▪️ Nhân Tướng học
▪️ Thần Số học
▪️ Xem ngày Tốt Xấu
Ứng Dụng Vật Phẩm Phong Thủy Cải Biến Vận Mệnh
▪️ Chuyên gia Phong Thủy, Đào tạo hành Nghề Phong Thủy Cấp Tốc
▪️ Và các khóa học theo yêu cầu, tư vấn phong thủy cho cá nhân, doanh nghiệp…
—
Master Nguyễn Tuấn Cường
Thành viên Ban Lãnh Đạo của Viện Nghiên cứu những bí ẩn Vũ trụ và Văn hóa phương Đông.
Cố vấn phong thủy cho các thành viên cấp cao:
▪️ Trung Ương Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam
▪️ Viện Ứng Dụng Sức Khỏe Bách Niên Trường Thọ Richs Việt Nam
▪️ Tổ Chức Niên Lịch và Thành Tựu Việt Nam
▪️ Tổ Chức Kỷ Lục Người Việt Toàn Cầu
Sáng lập và điều hành Học Viện Phong Thủy Minh Việt (Học Viện Phong Thủy Nam Việt cũ)
—
Hotline: 0973 065 391
Website: https://phongthuyminhviet.com/
Youtube: https://www.youtube.com/hocvienphongthuyminhviet
Tiktok: https://www.tiktok.com/@mastertuancuong/