Bát trạch môn phái – Truyền thuyết đến hiện đại

Hiện nay có rất nhiều trường phái phong thuỷ trên thị trường: huyền không phi tinh, Huyền không đại quái, Liên Thành,.. và hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với Quý anh chị một trong trường phái phổ biến là phong thuỷ Bát Trạch.

Bát trạch Phái được nhiều người biết đến với phương thức định hướng là Đông Tứ mệnh và Tây tứ mệnh, hay còn gọi là Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch. Đó một phần là nhờ do Việt Nam tiếp xúc với Bát Trạch Phái trong một thời cơ thuận lợi qua bộ sách dịch của Dịch Giả Thái Kim Oanh. Hơn nữa Tri Thức của Bát Trạch Phái khá đơn giản và dễ hiểu (tất nhiên đó chỉ là phần sơ cấp) nên phù hợp với trình độ nhận thức của rộng rãi quần chúng.

Tuy nhiên cũng do chỉ hạn chế vào bộ sách “Bát Trạch Minh Kính nên có nhiều Pháp trong Bát Trạch đã không được biết đến. 

Bát Trạch là một môn phái Phong Thủy có từ rất lâu đời có nguồn gốc từ Trung Quốc đại lục, theo như trong truyền thuyết thì nó được Tổ Sư Đường Nhất Hạnh sáng lập…Trong chuyện này còn rất nhiều tranh cãi của các học giả nghiên cứu về huyền học, bởi Đường Nhất Hạnh là một vị Hòa Thượng sống vào đời nhà Đường  , Trung hoa cổ, Nhất Hạnh là Pháp Danh, khi đó Đường Nhất Hạnh tuân lệnh vua Đường, viết “Diệt Man Kinh” là tác phẩm hồ thuyết về Dịch Kinh, truyền vào các Dân Tộc xung quanh Trung Hoa với Chiến Lược làm suy yếu rồi tiêu diệt nền văn hoá của họ, đồng thời đồng hóa Văn Hóa cũng như bản sắc của các Dân Tộc đó. Đó cũng chính là cuốn sách nền tảng Đầu Tiên cho Bát Trạch Phái Phong Thủy.

Tuy nhiên có một điều khá lạ lùng là cuốn sách viết với sự cố ý sai lạc để tiêu diệt Man Di thì sau này lại được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt người Nữ Chân đã sử dụng thịnh hành huyền thuật này đã vào kinh thành Bắc Kinh và lập nên triều đại Thanh với “Khang Càn Thịnh Thế”, tồn tại thịnh vượng hơn 200 trăm của lịch sử cận đại. Từ đây mà những điều bí thuật của Phong thuỷ bát trạch được áp dụng rộng rãi từ thời nhà Thanh đến nay. Sau khi nhà Thanh sụp đổ, chiến tranh với các nước phương tây nổ ra khiến cho việc truyền bá các bí thuật này không còn nhiều nữa. Tuy nhiên, ngày nay cũng có rất nhiều người Trung Hoa học, nghiên cứu và áp dụng Bát Trạch Phái.

Bát Trạch là một học phái Phong Thủy kết hợp giữa Thiên Đạo – Địa Đạo và Nhân Đạo là một Đại Tông Phái, đáng tiếc do các phàm Sư tục Nhãn không thâm hiểu Đạo Lý của Bát Trạch Phái, phiến diện hồ tri mà cho rằng Bát Trạch chỉ là nói Địa Vận mà không nói Thiên Vận, thực ra Bát Trạch chính là lấy Địa Vận làm Tiền Đề để nói về Thiên Vận, lại quan sát toàn bộ sự kết hợp của Thiên Vận Địa Vận Nhân Vận. Đó là một lý luận Phong Thủy khá hoàn chỉnh.

Bát Trạch Phong Thủy có ba mối quan hệ tức Địa Vận với Thiên Vận, Địa Vận với Nhân Vận và cuối cùng là Thiên Vận với Nhân Vận. Chỉ có làm sáng tỏ ba mối quan hệ này mới có thể nắm rõ các nguyên lý của Bát Trạch Phong Thủy. Nếu không cũng chỉ là hồ đồ mà thôi.

Bát Trạch lấy Thiên Vận gọi là Thiên Nguyên, Địa Vận gọi là Địa Nguyên, Nhân Vận gọi là Nhân Nguyên (Khác Huyền Không Phi Tinh) ba cái phải kết hợp đồng nhất, thiếu một ắt có chỗ Bại !

– Thứ Nhất lấy tự thân Địa Khí làm trọng yếu, sự liên kết giữa các Phương Vị nhấn mạnh Môn Chủ Táo.

– Thứ Hai chú trọng quan hệ Địa Khí và Thiên Khí thông qua quan hệ Cung Tinh Sinh Khắc.

– Thứ Ba chú trọng phối hợp người và nhà.

Từ đây mà thấy Bát Trạch Phong Thủy là một loại học thuật điều hòa mối quan hệ giữa Thiên Địa Nhân, làm cho ba mối quan hệ ấy trở nên tốt đẹp. Bát Trạch là Phong Thủy sắp đặt dựa theo Kinh dịch, bản chất là đạt đến ổn định, có ổn định mới có thể nhanh, ai đó nhấn mạnh Huyền Không Phi Tinh tức là cầu nhanh mà bỏ ổn, đây là cách mà các Phong Thủy thành danh ngày nay hay dùng, song đối với lợi ích của thân chủ lâu dài đời cháu con lại có chỗ khiếm khuyết vậy.

Nếu sử dụng Bát trạch, cần tính toán đến thời gian lâu dài, một Đại vận lên đến 20 năm – ⅓ đời người. Đây là sự tính toán đến hoàn hảo.

Nói Bát Trạch tức là Càn – Khôn – Cấn – Đoài – Khảm – Ly – Chấn – Tốn tất cả tám Trạch khác nhau về Quái Vị phương Tượng. Các nhà Phong Thủy Học lấy 3 Nguyên Giáp Tý 180 năm làm một chu kỳ, tính ra thuộc tính Bát Quái của mối người (Nam nữ khác nhau) mỗi người có năm sinh khác nhau sẽ có thuộc tính Bát Quái khác nhau ứng với một phương vị trong 8 hướng (Đồng thời là Tám Quẻ như trên). Trong đó Càn Khôn Cấn Đoài là thuộc nhóm Tây Tứ Mệnh, còn lại Khảm Ly Chấn Tốn thuộc vào nhóm Đông Tứ Mệnh; Tây Tứ Mệnh thích hợp với Tây Tứ Trạch, Đông Tứ Mệnh thích hợp với Đông Tứ Trạch, khi có sự hỗn tạp thì tùy theo tình trạng cụ thể sẽ nảy sinh hung họa nặng nhẹ khác nhau.

Trong sách “Dương Trạch Thập Thư – Luận Phúc Nguyên phần 2” có nói: – Bắt đầu là Thái Cực sinh 2 Nghi (Âm Dương), Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, bởi vậy người ta phân Đông Tây là lấy Lưỡng Nghi mà nói, phân Tứ Đông, Tứ Tây Mệnh là lấy Tứ Tượng mà nói, chia Càn Khôn Cấn Đoài Khảm Ly Chấn Tốn là lấy Bát Quái mà nói. Tất cả đều là Thiên Địa Đại Đạo phân hóa tự nhiên mà tạo thành. Nếu Phúc Nguyên (Tức Thuộc Tính Bát Quái của năm sinh) bị sai đi, tức Tây ở vào Đông, Đông ở vào Tây sẽ sai lệch mà sinh hung. Cát Tinh biến ngược thành Hung Tinh. Tuy có được nội hình và ngoại hình đều tốt mà cũng thành vô dụng rất nhiều. Đây là điều quan trọng.

Theo đó lấy Mệnh Quái để đối chiếu so sánh với các Trạch gồm tiêu chuẩn phương vị của Tọa Hướng, Môn Hướng, Đường đi, Giếng nước, Bếp lò, Cối xay, Chuồng nuôi gia súc, Cống thoát nước….Nếu bố trí hỗn tạp, thì đây là điều không tốt. 

Triệu Cửu Phong trong Dương Trạch Tam Yếu có phân rõ về Đông và Tây tứ trạch: “Càn Khôn Cấn Đoài bốn trạch một nhóm, Đông Quái Hào không thể gặp, nhầm đem các quái bố trí một nhà, họa hại tổn thương nhân khẩu tất nặng. Khảm Ly Chấn Tốn là một nhà, Tây tứ trạch chớ gặp, nếu gặp Nhất Khí Một Nhà ắt con cháu hưng vượng”.

Bát Trạch Phong Thủy Học lấy Dương Trạch Tam Yếu làm chủ (Tam Yếu tức 3 điều quan trong là Cửa, Phòng Chủ, Bếp) trong phán đoán lấy đó làm căn cứ sắp xếp thành Quái Tượng để luận đoán. Luận đoán tinh xảo ắt biết được sự nghiệp thọ yểu hưng suy….

Phúc Nguyên (Nguồn Gốc Phúc) hay còn gọi là Tam Nguyên Mệnh. Tức là vị trí Phúc Thọ Tiên Thiên, là vị trí tồn trữ năng lượng của Vũ Trụ ảnh hưởng tới con người. Đây cũng là vị trí sinh phù cho Trường Khí mỗi người, cho nên phương pháp này cũng tức là Trạch Mệnh tương tự phối hợp, chính là cái Định Đề mà Phong Thủy Học lấy làm nền tảng “Thiên Địa Nhân Phối Hợp Cảm Ứng”. Phương pháp này là một loại quy hoạch bố cục để phối hợp giữa Mệnh Quái (Con Người) với Không Gian nhà ở (Trời Đất). Như ở trong Bát Trạch Minh Kính có nói “Con người bởi mệnh khác nhau, cho nên chỗ ở cũng khác nhau”, hay như Hoàng Đế Trạch Kinh có nói “Nhà ở, đó là then máy âm dương, là khuôn phép của Nhân Luân. Người có nhà mà đứng vững, nhà có người mà tồn tại, Người với Nhà nâng đỡ cho nhau, đó là Thiên Địa Cảm Thông”.

1. Tam Nguyên Mệnh Quái Của Người: – Tam Nguyên Mệnh Quái của người tức là gốc rễ Phúc Đức cũng gọi là Mệnh Tướng, có nhiều phương pháp tính cái này. Thường dùng là “Dã Mã Khiêu Giản Pháp” hoặc “Bài Sơn Chưởng Pháp”:

Dã mã Khiêu Giản Tẩu;

Tùng Dần Số Đáo Cẩu;

Nhất Niên Cách Nhất Vị;

Bất Dụng Hợi Tý Sửu.

Sau khi tính được Cung Mệnh của người thì án chiếu theo bảng biểu Đông Tây Tứ Trạch mà chọn nhà ở cho phù hợp.

2. Quái Tượng Trạch: – Quái Tượng Trạch hay còn gọi là Mệnh Quái Trạch, tức là xem xem Trạch đó thuộc vào quẻ gì, theo những văn bằng gốc bằng tiếng Trung chúng tôi nghiên cứu được đều lấy Tọa nhà làm Trạch Quái. Hướng Cửa (Vị Trí Đặt Cửa) được người Trung Hoa cũng rất coi trọng (Tam Yếu – Môn – Chủ – Táo) nhưng không tính là Mệnh Trạch.

3. Bố Trí Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch tức gọi là Trạch Cư pháp. Có các điểm quan trọng sau đây cần lưu ý để an vị trí tam yếu:

– Môn: tức là Cửa ra vào nhà, Môn cần được đặt ở vị trí tương quan Tốt với Mệnh Trạch Nhà Ở. Nếu trường hợp Mệnh Trạch so với Nhân Quái Mệnh đã xấu thì chọn Môn ở vị trí tốt cho Nhân Mệnh.

– Chủ: tức là vị trí phòng Ngủ và làm việc của từng người trong nhà, đặc biệt coi trọng Chủ Nhà. Lấy Cung Vị (Khoảng không gian theo hướng Trung tâm Nhà) so với Mệnh Quái từng người để lựa chọn.

– Táo: tức là Bếp ăn, với bếp thì có một tiêu chuẩn cần đặc biệt chú ý là Tọa Hung Hướng Cát, tức miệng bếp quay về hướng Tốt của Chủ Mệnh, lưng bếp quay về hướng xấu của Chủ mệnh. Ngoài ra thì còn vị trí (Cung Vị) đặt bếp thì nên đặt vào vị trí tốt.

Đương nhiên, phía trên chỉ là những kiến thức bề nổi mà thôi, còn rất nhiều kiến thức sâu xa và hiệu nghiệm khác của bộ môn Bát Trạch mà ít thầy biết và vận dụng hiệu quả, mà những kiến thức đó chỉ những bạn tham gia khóa học Phong Thủy Bát Trạch tại Học Viện Phong Thủy Minh Việt mới được lĩnh hội.

Quý anh chị đã biết cách phân bố Bát trạch và quẻ quái của mình chưa?

Căn nhà của Quý anh chị có hợp với mệnh của Quý anh chị không?

___________________________________________

Hiện tại, Học Viện Phong Thủy Minh Việt tuyển sinh liên tục các khóa học: 

▪️ Kinh Dịch

▪️ Phong Thủy Nhà Cửa, Phong Thủy  m Trạch

▪️ Kỳ Môn Độn Giáp

▪️ Bát Tự

▪️ Nhân Tướng học

▪️ Thần Số học

▪️ Xem ngày Tốt Xấu

Ứng Dụng Vật Phẩm Phong Thủy Cải Biến Vận Mệnh

▪️ Chuyên gia Phong Thủy, Đào tạo hành Nghề Phong Thủy Cấp Tốc

▪️ Và các khóa học theo yêu cầu, tư vấn phong thủy cho cá nhân, doanh nghiệp…

Master Nguyễn Tuấn Cường

Thành viên Ban Lãnh Đạo của Viện Nghiên cứu những bí ẩn Vũ trụ và Văn hóa phương Đông.

Cố vấn phong thủy cho các thành viên cấp cao:

▪️ Trung Ương Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam

▪️ Viện Ứng Dụng Sức Khỏe Bách Niên Trường Thọ Richs Việt Nam

▪️ Tổ Chức Niên Lịch và Thành Tựu Việt Nam

▪️ Tổ Chức Kỷ Lục Người Việt Toàn Cầu

Sáng lập và điều hành Học Viện Phong Thủy Minh Việt (Học Viện Phong Thủy Nam Việt cũ)

Hotline: 0973 065 391

Website: https://phongthuyminhviet.com/

Youtube: https://www.youtube.com/hocvienphongthuyminhviet

Tiktok: https://www.tiktok.com/@mastertuancuong/

Các bình luận trong “Bát trạch môn phái – Truyền thuyết đến hiện đại

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *