Mừng tuổi đầu năm – sự thật mà các bạn chưa biết!

Năm mới Học Viện Phong Thủy Minh Việt sẽ mừng tuổi bạn điều gì???

Mừng tuổi năm mới, hay còn gọi là Mừng tuổi đầu năm( lì xì) là một phong tục đã được tiếp nối trong văn hoá Việt Nam từ bao đời nay, cứ mỗi khi Tết đến trẻ em hay những người già đều nhận được những lời chúc và những phong bao lì xì màu đỏ, tượng trưng cho sự may mắn và sức khỏe cho cả năm đó, và phong tục mừng tuổi đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa, truyền thống mang đậm phong vị ngày Tết.

Bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ, câu đối chúc tết và xấp lì xì xinh xắn là những thứ báo hiệu cho ngày Tết đã về. Tục mừng tuổi đầu năm không biết có từ bao giờ nhưng điều này đã trở thành một tục lệ, thói quen, một nét đẹp truyền thống của mỗi chúng ta trong đầu dịp năm mới.

Sự tích phong tục mừng tuổi đầu năm

Theo những gì được ghi lại, phong tục lì xì ngày Tết Nguyên đán bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết, có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa, thích xoa đầu trẻ con đang ngủ ngon giấc khiến chúng giật mình khóc thét lên. Hôm sau, trẻ đau đầu, sốt cao và nguy hiểm đến tính mạng, làm các bậc cha mẹ lo lắng hết sức.

Có đôi vợ chồng già đã cao tuổi mới sinh được mụn con, năm ấy đã đến mùa Tết, có bát tiên dạo qua nhà. Các ngài biết cậu bé sẽ gặp tai hoạ với con yêu quái nên liền biến ra 8 đồng tiền, luôn túc trực ngày đêm bên bé. Hai vợ chồng đã gói những đồng tiền này vào bao đỏ và để cạnh gối của con. Nửa đêm, khi mọi việc đã an giấc, con yêu quái xuất hiện và giơ tay xoa đầu đứa bé, bỗng nhiên những tia vàng sáng rực xuất hiện từ những đồng tiền khiến con yêu quái kinh hoàng bỏ chạy. Từ ấy, việc lấy tiền bọc trong bao đỏ để xua đuổi yêu quái, giúp trẻ em an lành khoẻ mạnh đã được lưu truyền đến nay, có còn có tên là tục mừng tuổi hay lì xì mà chúng ta biết đến.

Ngoài ra cũng có truyền thuyết khác kể về tục lệ này như sau: Ở Đông Hải có một cây đào lớn, là nơi trú ngụ của hồ ly, chuột tinh, sói tinh, … Chúng luôn tìm cách ra ngoài để hại người nhưng bình thường luôn có các thần tiên, thần linh ở hạ giới canh giữ nên chúng không thể thoát ra được.

Đến đêm giao thừa, tất cả thần tiên đều phải về trời về phân công lại nhiệm vụ nên lũ yêu quái đã lợi dụng lúc này – thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới – chúng xuất hiện và làm hại lũ trẻ để khiến chúng giật mình, khóc thét lên là gây ra những cơn sốt, ốm đau. Các vị tiên biết rằng không thể để chúng lộng hành nên đã làm phép ra những đồng tiền để bên cạnh lũ trẻ. Cha mẹ chúng sẽ đem gói đồng tiền ấy vào giấy đỏ. Khi lũ yêu quái có ý định đến gần, đồng tiền sẽ phát ra ánh sáng, bảo hộ lũ trẻ để chúng có thể bình an.

Một truyền thuyết khác kể rằng, tục tặng tiền mừng tuổi bắt nguồn từ hoàng cung nhà Đường (Trung Quốc). Năm đó, Dương Quý Phi sinh hạ hoàng tử, được tin mừng nhà vua đích thân đến thăm và ban cho Dương Quý Phi một số vàng bạc gói trong giấy đỏ. Dương Quý Phi coi đó vừa là tiền mừng, vừa là chiếc bùa Hoàng đế ban tặng con trẻ để trừ tà. Việc này được đồn đại ra ngoài, từ cung đình lan rộng ra dân gian, nhiều người bắt chước tặng tiền mừng và cũng bắt đầu coi như tặng món lộc trừ tai họa, mang lại nhiều điều may mắn cho trẻ con.

Theo những nghiên cứu khác, tục mừng tuổi ở Trung Quốc đã có từ đời Tần. Vào thời gian đó, người ta dùng một sợi chỉ đỏ để xâu tiền thành một xâu theo hình con rồng hoặc thành kiếm để ỏ chân giường hoặc cạnh gối trẻ em. Xâu tiền đó gọi là tiền áp Tuế giống như cách gọi của người Trung Quốc ngày nay, có nghĩa là món tiền mừng cho đứa trẻ, với mong ước đứa trẻ được tiền, được lộc có thể vượt qua tuổi đó với những điều tốt lành và may mắn.

Ý nghĩa của phong tục mừng tuổi ngày đầu năm

Với mong muốn có thể nhận được nhiều may mắn và những điều tốt lành ngày đầu năm, tục lệ này đã được lưu truyền đến ngày nay.Mừng tuổi đầu năm không giới hạn trong ba ngày Tết mà thậm chí nó còn có thể kéo dài đến ngày mùng 9, mùng 10. Những phong bao lì xì tượng trưng cho sự kín đáo, không muốn có sự so bì về số tiền bao nhiêu ở trong dẫn đến những sự không vui trong ngày Tết.

 Bao lì xì màu đỏ, với quan niệm về sự may mắn, cát tường, hưng thịnh, được người châu Á  rất thích sử dụng. Bên cạnh đó mừng tuổi đầu năm còn tượng trưng cho tài lộc, dù là người nhận hay người cho đi càng nhiều thì chứng tỏ tài lộc bạn nhận được rất nhiều.

Theo phong tục, sáng mùng một đầu năm, tất cả gia đình mọi người sẽ quây quần lại bên nhau để dùng cơm và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp, sau đó cùng nhau đi chúc Tết, trước tiên con cháu sẽ chúc thọ và tặng cho ông bà, cha mẹ mình một món quà nhỏ. Sau đó, con cháu sẽ được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại một phong bao lì xì đỏ, bên trong sẽ có một ít tiền đấy gọi là lấy hên và mang lại niềm vui, sự may mắn cho cả năm cho mọi người trong những ngày đầu năm mới.

Tương tự như vậy khi có khách đến chơi nhà vào những dịp Tết, nếu gia đình gia chủ có con nhỏ thì khách sẽ không quên mừng tuổi cho cháu của gia chủ kèm theo những lời chúc phúc, may mắn đầu năm, đồng thời gia chủ cũng gửi lại những lời chúc sức khỏe, may mắn phát đạt cho khách. Ý nghĩa của lì xì không nằm ở “tiền” mà là lòng mong ước cầu chúc cho các cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn những người lớn tuổi thì có thật nhiều sức khỏe để có thể bên con cháu thật lâu.

Xưa kia, ở Trung Quốc, tiền mừng tuổi thường là một vòng đỏ xâu 100 cắc tiền đồng, biểu hiện cho lời chúc sống lâu trăm tuổi. Ngày nay, tiền mừng tuổi đầu năm, còn có ý nghĩa tượng trưng cho sức khỏe, may mắn, thành đạt được cho vào phong bao bằng giấy đỏ hoặc vải nhung đỏ, có những trang trí mang nghĩa cát tường, hạnh phúc và những câu chúc, an lành, phát đạt như “Hòa gia bình an”, “Kim ngọc mãn đường”, “Vạn sự như ý”... Vì vậy, tặng tiền áp Tuế còn được gọi là tặng Hồng Bao.

Điều này giải thích cho việc tại sao lại mừng tuổi cho cả người lớn và trẻ nhỏ trong gia đình, không phân biệt tuổi tác hay giới tính.

Từ “lì xì” trong tiếng Việt, sử dụng phổ biến ở miền Nam, được cho là có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, là cách đọc của từ “lợi thị” hoặc “lợi sự” (phát âm theo giọng Quan Thoại là li shi, theo giọng Quảng Đông là lì xì, lầy xì), có nghĩa gốc là một món đồ hay món tiền mang đến lợi lộc, vận tốt, vận may. Tặng lì xì là tặng món tiền thể hiện điều lành và may mắn cho các em bé

Một số lưu ý khi mừng tuổi ngày Tết 

  • Mừng tuổi bằng tiền mới: Dùng tiền mới để lì xì như lời chúc cho mọi sự khởi đầu tươi mới, tốt lành, cầu được ước thấy với người nhận.
  • Mừng tuổi bằng phong bao: Phong bao là tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, để tránh dẫn đến những xích mích không đáng có. Phong bao màu đỏ được ưa chuộng nhất trong các màu, bởi màu đỏ tượng trưng cho như ý, cát tường, thịnh vượng, rực rỡ trong suốt cả năm. Ngoài ra, đó cũng được coi là màu của niềm hy vọng và sự may mắn.
  • Không mừng tuổi phong bao cũ: Không nên tận dụng những phong bao lì xì đã cũ, qua sử dụng hoặc còn chưa sử dụng hết từ năm ngoái. Điều này là một sự thiếu tôn trọng khi bạn đem đồ cũ tặng trong năm mới, cũng như không coi trọng người nhận.
  • Nên mừng tuổi số tiền chẵn để tượng trưng cho ý nghĩa tốt lành: Theo quan niệm Á Đông, số chẵn mang ý nghĩa may mắn. Vì vậy khi bỏ tiền vào bao lì xì dịp Tết, nên để tiền chẵn thay vì tiền lẻ.

Tránh những biểu hiện biến tướng phong tục chúc tết, mừng tuổi

Tuy nhiên ngày nay việc biếu quà tết, mừng tuổi đang bị lợi dụng, biến tướng để hối lộ, mua chuộc bằng nhiều hình thức hết sức tinh vi. Lẽ ra quà biếu chỉ là sản vật có giá trị tượng trưng, nhưng nhiều kẻ cơ hội, vụ lợi đã biến tướng thành “đút lót” bằng tiền, vật chất dưới nhiều dạng phức tạp,khiến cho người nhận cũng thấy khó chịu và phiền toái.

Cứ nói, chuyện tiền nong không quan trọng, mừng bao nhiêu thì mừng, chủ yếu là năm mới có chút mừng tuổi gọi là tấm lòng cho nhau vui vẻ, có lộc, có may mắn là được.

Nhưng nhiều người đã coi chuyện tiền mừng tuổi chính là thể hiện đẳng cấp, là thể hiện tấm lòng của mình. Tức là họ coi nhiều tiền mừng tuổi thì càng có được tình cảm mến mộ của người khác hơn. Nhiều người còn nghĩ, mừng tuổi sang thì chắc chắn sẽ không sợ thiệt thòi.

Chuyện mừng tuổi nếu không giữ được ý nghĩa vốn có của nó sẽ dẫn đến hậu quả không tốt, bạn bè, gia đình…không hiểu nhau. Tiền mừng tuổi là ở cái tâm ý của con người với nhau, mong ước tốt đẹp cho nhau chứ không phải cứ chơi trội thì là sang, là tốt. Người biết trân trọng tình cảm chẳng mấy khi nhìn vào giá trị đồng tiền mừng tuổi để đánh giá người tốt xấu.

Nhân dịp năm mới, Học viện phong thuỷ Minh Việt chúng tôi xin gửi đến Quý anh chị bao lì xì tết: 

  • Giảm 20% học phí cho khoá học bất kỳ nếu anh chị đăng ký từ đây đến cuối năm (chỉ áp dụng cho môn mới, không áp dụng cho môn đang học). Nếu anh chị có nhu cầu với lớp học nào, vui lòng để lại tin nhắn hoặc comment nhé.

___________________________________________

Hiện tại, Học Viện Phong Thủy Minh Việt tuyển sinh liên tục các khóa học: 

▪️ Kinh Dịch

▪️ Phong Thủy Nhà Cửa, Phong Thủy  m Trạch

▪️ Kỳ Môn Độn Giáp

▪️ Bát Tự

▪️ Nhân Tướng học

▪️ Thần Số học

▪️ Xem ngày Tốt Xấu

Ứng Dụng Vật Phẩm Phong Thủy Cải Biến Vận Mệnh

▪️ Chuyên gia Phong Thủy, Đào tạo hành Nghề Phong Thủy Cấp Tốc

▪️ Và các khóa học theo yêu cầu, tư vấn phong thủy cho cá nhân, doanh nghiệp…

Master Nguyễn Tuấn Cường

Thành viên Ban Lãnh Đạo của Viện Nghiên cứu những bí ẩn Vũ trụ và Văn hóa phương Đông.

Cố vấn phong thủy cho các thành viên cấp cao:

▪️ Trung Ương Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam

▪️ Viện Ứng Dụng Sức Khỏe Bách Niên Trường Thọ Richs Việt Nam

▪️ Tổ Chức Niên Lịch và Thành Tựu Việt Nam

▪️ Tổ Chức Kỷ Lục Người Việt Toàn Cầu

Sáng lập và điều hành Học Viện Phong Thủy Minh Việt (Học Viện Phong Thủy Nam Việt cũ)

Hotline: 0973 065 391

Website: https://phongthuyminhviet.com/

Youtube: https://www.youtube.com/hocvienphongthuyminhviet

Tiktok: https://www.tiktok.com/@mastertuancuong/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *